Củ ráy có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây ráy được coi như một loại dược liệu cổ truyền, đã được sử dụng rất lâu trong dân gian bởi các tác dụng quý báu. Nhưng củ ráy cũng có những tác dụng phụ đối với một số người có cơ địa nhạy cảm, nên cần phải tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Vậy công dụng củ ráy là gì?

1. Củ ráy là gì?

Ráy là loài thực vật mọc hoang rất nhiều ở các khu vực vùng đất ẩm thấp, xuất hiện nhiều ở nước Việt Nam ra hay các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc,... Tuy không mất sức trồng trọt chăm sóc mà nó có thể tự sinh sôi phát triển nhưng theo y học dân tộc, củ ráy là một loại dược liệu quen thuộc, có thể chữa rất nhiều loại bệnh.

Cây ráy thuộc loại cây thân mềm, độ cao khá đa dạng thấp nhất là 0,3m nhưng cũng có thể phát triển lên đến 5m. Rễ cây có hình cầu, bò dưới mặt đất và mọc ra những củ ráy có nhiều đốt ngắn. Phần trên cây thẳng đứng với lá to, hình trái tim với chiều dài giao động từ 10cm đến 50cm còn chiều rộng trong khoảng 8cm đến 45cm. Lá cây có cuống dài từ 15cm đến tận 120cm.

Mùa cây ráy trổ hoa và kết quả trong khoảng tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Hoa cây ráy chia ra thành hoa đực và hoa cái, hoa đực tụ lại ở phía trên còn hoa cái thường ở gốc. Quả ráy có màu đỏ, trông như các quả mọng, quả trứng đỏ mọc thành bông.

Củ ráy thường được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất trong các bộ phận của cây. Củ ráy dài, chia thành nhiều đốt ngắn và có vảy màu nâu. Thường thì những củ ráy được chọn để làm dược liệu sẽ trong khoảng cây có tuổi thọ từ 2 năm trở lên.

Củ ráy
Củ ráy thường được sử dụng làm dược liệu nhiều nhất trong các bộ phận của cây ráy

2. Củ ráy có tác dụng chữa bệnh gì?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong củ ráy chứa khá nhiều chất có lợi cho sức khỏe như coumarin, saponin và flavonoid... Cùng với các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali và lượng vitamin A, D2, retinol,... củ ráy có thể dùng để chữa các bệnh như:

  • Bệnh gout: Củ ráy có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cùng với các thành phần hóa học có thể giúp kháng viêm kháng khuẩn. Theo y học dân tộc, có một bài thuốc phổ biến dùng để chữa trị bệnh gout là sử dụng củ ráy kết hợp với chuối hột. Củ ráy và chuối hột sau khi cắt lát, phơi khô rồi tán thành bột có thể dùng như một loại thuốc. Sử dụng củ ráy với chuối hột theo tỷ lệ 5:3, mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và tối trước bữa ăn 30 phút pha một thìa cafe hỗn hợp bột với nước ấm, bệnh gout sẽ dần dần thuyên giảm sau từ 1 đến 2 tháng.
  • Mụn nhọt: Củ ráy kết hợp với nghệ tươi cũng là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện để điều trị tình trạng mụn nhọt. Đem củ ráy đi giã nhuyễn với nghệ tươi rồi đem đi đun nhừ, pha thêm chút dầu sáp, dầu vừng và mật ong tạo thành một hỗn hợp thuốc bôi. Sau khi đảm bảo hỗn hợp nguội sẽ dùng trực tiếp lên các vùng có mụn nhọt, có tác dụng trị mụn và hút mụn mủ lâu ngày.
  • Cảm cúm, sốt cao: Công dụng củ ráy có thể giúp hạ sốt vật lý. Sử dụng củ ráy tươi cắt đôi chà sát lên vị trí mu bàn tay để thử phản ứng. Nếu cơ thể không có biểu hiện dị ứng với củ ráy thì sẽ dùng để chà sát toàn bộ vùng lưng và phần sống lưng. Phần củ ráy còn lại thì đem đun với nước để uống trực tiếp. Kiên trì thực hiện vài lần thì có thể giúp hạ sốt hiệu quả.
Cây địa liền có thể hạ sốt
Củ ráy có công dụng giúp hạ sốt hiệu quả

3. Một số lưu ý khi sử dụng củ ráy để chữa bệnh?

Tuy là một lại dược liệu phổ biến dùng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Do chất canxi oxalat có trong củ ráy khiến cho củ ráy có thể gây kích ứng da, ngứa, đau với người dùng. Chính vì vậy, khi chế biến, sử dụng củ ráy tươi cần đeo bao tay để tránh động trực tiếp vào nó.
  • Chất canxi oxalat dễ phân hủy khi được phơi khô hoặc nấu chín, chính vì vậy để bảo quản được lâu cũng như an toàn khi dùng, nên chế biến củ ráy chín kỹ trước khi dùng.
  • Củ ráy có tính hàn, vị nhạt không nên sử dụng cho người có thể trạng yếu, lạnh trong người
  • Do là phương pháp đơn giản, dân gian nên để kết quả chữa bệnh có hiệu quả cần kiên trì khi sử dụng và thường có tác dụng chậm
  • Các phương pháp chữa bệnh bằng củ ráy thường chỉ có tác dụng với các bệnh nhẹ, giai đoạn đầu, ít có hiệu quả khi bệnh đã trở nặng
  • Tùy cơ địa mỗi người mà phản ứng với củ ráy cũng sẽ khác nhau, chính vì vậy cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc từ củ ráy
  • Nếu xảy ra tình trạng kích ứng hay điều trị mãi không khỏi, cần đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất
  • Không nên ăn trực tiếp củ ráy tươi chưa qua chế biến kỹ bởi nó rất dễ gây rát miệng, cổ họng
  • Đã có trường hợp bị ngộ độc khi nhận nhầm cây ráy với cây dọc mùng nên khi tìm kiếm cây ráy tươi thì cần phải phân biệt cẩn thận bởi cây ráy có bề ngoài khá giống với cây khoai nước hay cây dọc mùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

255.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Huhylase
    Công dụng thuốc Huhylase

    Huhylase có thành phần chính là Hyaluronidase - 1 loại enzym phân hủy axit hyaluronic, được sử dụng để tăng sự hấp thu thuốc vào mô và giảm tổn thương mô, tăng tính thấm thấu của các thuốc khác trong ...

    Đọc thêm
  • naprofar
    Công dụng thuốc Naprofar

    Thuốc Naprofar là thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid dẫn xuất từ acid propionic, có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Thuộc nhóm giảm đau không gây nghiện có tác dụng giảm đau nhẹ, và vừa. ...

    Đọc thêm
  • katrapa
    Công dụng thuốc Katrapa

    Thuốc Katrapa là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không có chứa steroid. Thuốc Katrapa thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh gút. Tuy nhiên, ...

    Đọc thêm
  • meyerolac 200
    Công dụng thuốc Meyerolac 200

    Meyerolac 200 chứa thành phần Etodolac, là một thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm xương khớp, cơn gout cấp hay giả gout, đau sau nhổ răng, đau hậu phẫu, sau cắt tầng ...

    Đọc thêm
  • tincocam
    Công dụng thuốc Tincocam

    Thuốc Tincocam được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm với thành phần chính là Tenoxicam. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh về xương khớp.

    Đọc thêm