Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng

Mụn nhọt hoặc áp xe da là biểu hiện của nhiễm trùng sâu trong da. Để biết dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng là gì, nên điều trị và phòng ngừa như thế nào, bạn đọc nên theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.

1. Các loại mụn nhọt thường gặp

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông, tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh, gây ra bởi tụ cầu vàng. Biểu hiện ban đầu của mụn nhọt là xuất hiện các nốt sẩn đỏ ở nang lông rồi to dần lên trong vòng 2 - 4 ngày, trên đầu nốt nhọt xuất hiện ngòi mủ (dấu hiệu mụn nhọt chín). Kích thước nhọt từ 1 - 2cm, có thể lên tới 5cm hoặc mọc thành cụm.

Các loại mụn nhọt thường gặp gồm:

  • Nhọt cụm hoặc nhọt chùm: Là 1 áp xe trong da gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Bệnh nhân có thể có 1 hoặc nhiều nhọt mọc trên bề mặt da, đi kèm với triệu chứng sốt hoặc lạnh run;
  • Mụn bọc: Là loại áp xe da hình thành khi các ống tuyến bã nhờn trên da bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên;
  • U nang lông: Là kiểu áp xe da thường xuất hiện ở nếp gấp của mông. U nang lông thường xuất hiện sau 1 chuyến đi dài mà bạn phải ngồi suốt cả hành trình;
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Là bệnh mà có nhiều ổ áp xe da hình thành ở vùng nách và bẹn do viêm khu trú các tuyến mồ hôi.

Tiến triển của mụn nhọt từ khi bắt đầu tới khi khỏi là khoảng 1 tuần. Ban đầu ngọt cứng, dần mềm rồi vỡ hoặc rò mủ, có thể để lại sẹo to. Nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường gặp ở vùng râu cằm, nách, mông, sau gáy,... Biến chứng tại chỗ nhọt có thể là: Nhiễm khuẩn lan rộng hoặc nguy cơ gây nhiễm khuẩn máu.

nhọt bị nhiễm trùng
Mụn nhọt bị nhiễm trùng cần được phát hiện và xử trí cẩn thận

2. Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng là gì?

Khi bị nhiễm trùng mụn nhọt, bệnh nhân thường có các biểu hiện sau:

  • Các nhọt xuất hiện gần nhau tạo thành cụm nhọt, các nốt ban đầu có kích thước nhỏ, có thể tăng tới kích thước lên tới 5cm, khiến một vùng da bị nhiễm trùng, có các rãnh nối với nhau bên dưới da;
  • Vùng da khu vực nổi nhọt bị đỏ, sưng nóng và đau;
  • Bên trong các nốt nhọt chứa đầy mủ, nhìn thấy đầu trắng trên nốt mụn, cuối cùng bị vỡ và chảy dịch ra ngoài;
  • Bệnh nhân có thể bị sốt và sưng hạch.

Nếu bệnh nhân bị sốt cao, đi kèm các triệu chứng toàn thân nặng thì cần theo dõi xem có biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang hay không. Ngoài ra, vi khuẩn có thể đi theo đường máu gây viêm nhiễm ở van tim, khớp, phủ tạng, thận, các xương dài,... Một số người bệnh bị tái phát mụn nhọt nhiều lần, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường.

3. Nên đến gặp bác sĩ khi nào?

Nếu bị mụn nhọt nhỏ, đơn lẻ thì bạn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu xuất hiện quá nhiều nhọt vào cùng một thời điểm, xuất hiện cả cụm nhọt hoặc có các biểu hiện như: Mụn nhọt mọc trên mặt gây ảnh hưởng tầm nhìn, vùng da bị mụn ngày càng gây đau dữ dội, sốt, kích thước mụn nhọt tăng nhanh chóng, nhọt không lành lại sau hơn 2 tuần, mụn nhọt tái phát nhiều lần,... thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sau khi quan sát các nốt mụn nhọt trên cơ thể bệnh nhân. Đôi khi, bác sĩ chỉ định lấy mẫu dịch mủ chảy ra từ các nốt mụn nhọt để làm xét nghiệm và đưa ra lựa chọn điều trị hiệu quả nhất. Đặc biệt, vì nhiều loại vi khuẩn gây mụn nhọt có thể đề kháng kháng sinh nên các xét nghiệm định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ là cần thiết để giúp bác sĩ đưa ra chỉ định loại thuốc trị bệnh hiệu quả.

4. Các cách điều trị mụn nhọt bị nhiễm trùng

Bạn có thể tự chăm sóc, điều trị mụn nhọt tại nhà với các nốt mụn đơn lẻ bằng cách chườm ấm lên vùng da bị mụn nhọt để giảm đau, kích thích đẩy dịch mủ ra ngoài tự nhiên. Các biện pháp điều trị tại nhà cho mụn nhọt nhỏ gồm:

  • Chườm ấm nhiều lần, mỗi lần khoảng 10 phút trong ngày;
  • Không cố thực hiện bóp, nặn mụn nhọt để đẩy dịch mủ ra ngoài;
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng da bị mụn nhọt, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào các nốt nhọt.

Với trường hợp mụn nhọt có kích thước quá lớn hoặc mọc thành cụm thì bệnh nhân nên đi viện để được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Rạch và dẫn lưu mủ: Bác sĩ rạch 1 đường nhỏ trên nốt mụn nhọt để lấy hết dịch mủ ra ngoài. Sau đó, vùng da này được băng gạc vô trùng cẩn thận nhằm thấm hết dịch mủ còn sót lại bên trong, ngăn ngừa nhiễm trùng từ bên ngoài;
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân bị mụn nhọt nếu các nốt mụn bị nhiễm trùng nặng hoặc để ngăn ngừa tái phát bệnh. Người bệnh chú ý cần uống thuốc đủ liều và đúng theo đơn của bác sĩ.
Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng
Bạn có thể đến cơ sở y tế để được điều trị nhọt bị nhiễm trùng

5. Biện pháp phòng ngừa mụn nhọt bị nhiễm trùng

Không có biện pháp nào giúp phòng ngừa 100% khả năng bị mụn nhọt, đặc biệt nếu bạn có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn - nguyên nhân chính gây mụn nhọt:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch. Nếu không có sẵn xà phòng, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay khô có gốc cồn. Đây là biện pháp tốt nhất để bạn tự bảo vệ bản thân trước các loại vi khuẩn;
  • Giữ vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu có các vết trầy xước, vết cắt hoặc vết thương hở trên da thì bạn hãy giữ vệ sinh các vết thương, đảm bảo sự khô ráo của vết thương cho tới khi lành lại hẳn;
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với những người khác. Cụ thể, bạn không nên dùng chung khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc vật dụng cá nhân với người khác vì vi khuẩn có thể lây nhiễm qua các đồ vật này, đi vào cơ thể bạn;
  • Xây dựng một lối sống và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đó là bạn cần tích cực tập luyện thể dục thể thao, ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là các loại rau quả giàu vitamin A, C, D, E,...

Mụn nhọt bị nhiễm trùng là tình trạng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Do vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh, tránh xa các yếu tố nguy cơ để giảm khả năng mắc mụn nhọt. Khi bị mụn nhọt, bạn cần thực hiện trị liệu đúng theo lời khuyên của bác sĩ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

242.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nhiễm khuẩn huyết
    Trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu có dấu hiệu gì?

    Nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở trẻ em có thể xảy ra do vi trùng xâm nhập vào trong cơ thể của trẻ nhỏ. Chúng sẽ tiết ra các chất độc hại đối với cơ thể, dẫn đến các bệnh ...

    Đọc thêm
  • Fixnat 200
    Công dụng thuốc Fixnat 200

    Thuốc Fixnat 200 có thành phần chính là Cefpodoxim hàm lượng 200mg, được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp, tiết niệu, da, bệnh ...

    Đọc thêm
  • Coctical
    Công dụng thuốc Coctical

    Thuốc Coctical được bào chế dưới dạng kem bôi da, có thành phần chính là Cloramphenicol và Dexamethason acetat. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý ngoài da.

    Đọc thêm
  • zoramo
    Công dụng thuốc Zoramo

    Thuốc Zoramo là kháng sinh diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn như Benzylpenicillin. Thuốc được dùng để điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu khi quả sử dụng Zoramo, ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Kefstar
    Công dụng thuốc Kefstar

    Thuốc Kefstar có thành phần chính là Cefuroxime acetyl với công dụng điều trị viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai, viêm thận, mụn nhọt, viêm bàng quang,... Những thông tin chi tiết về Kefstar dưới đây giúp bạn sử ...

    Đọc thêm