Mất ngủ mãn tính có chữa được không?

Mất ngủ mãn tính là một chứng bệnh khá phổ biến hiện nay, tỷ lệ người mắc phải ngày càng nhiều và trẻ hóa. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Vậy mất ngủ mãn tính có chữa được không và chữa trị như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng mất ngủ mãn tính, từ đó có biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời.

1. Mất ngủ mãn tính là gì?

Trước khi biết mất ngủ mãn tính có chữa được không thì mọi người cần hiểu rõ về chứng mất ngủ mãn tính là như thế nào?

Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ kinh niên, một hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc lúc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm mà không thể ngủ trở lại,... diễn ra trong thời gian dài từ 1 tháng trở nên.

Những người bị mất ngủ mãn tính thường chỉ ngủ được 3-4 giờ mỗi ngày và khi đã đi vào giấc ngủ thì họ thường xuyên bị tỉnh giấc, ngủ chập chờn, gặp mộng mị...

2. Mất ngủ mãn tính nguyên nhân do đâu?

Để biết được mất ngủ mãn tính có chữa được không và có cách chữa trị hiệu quả thì người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, mất ngủ triền miên thành mãn tính. Trong đó, phổ biến nhất có thể là do chất lượng cuộc sống bị giảm sút, áp lực về tâm lý hoặc do các bệnh lý về tâm thần, cơ thể giảm miễn dịch tự nhiên.

Một số nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ mãn tính có thể kể đến như là:

2.1. Mất ngủ do bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gây tác động xấu đến sức khỏe và khiến cho người bệnh bị mất ngủ kéo dài nhiều tháng như là:

  • Tình trạng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống hay loãng xương... gây đau nhức và khiến cho người bệnh khó ngủ vào ban đêm.
  • Các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim gây đau tức ngực, khó thở làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
  • Các bệnh đường hô hấp như hen phế quản hay giãn phế quản gây ho nhiều, khó thở và khiến cho người bệnh khó ngủ, bị mất ngủ triền miên.
  • Các bệnh ở đường tiết niệu, sỏi tiết niệu hay u xơ tuyến tiền liệt, bệnh đái tháo đường gây tiểu nhiều vào ban đêm cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây tình trạng mất ngủ.
  • Bệnh lý tâm thần: Những người mắc bệnh lý về tâm thần bị khó ngủ và mất ngủ mãn tính nhiều hơn người bình thường.
  • Những người mắc bệnh trầm cảm hoặc stress, lo âu, tức giận, buồn rầu kéo dài thường có xu hướng bị mất ngủ cấp và mãn tính.
  • Ngoài ra, đối với nữ giới, việc bị rối loạn hormon nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến cho tâm sinh lý thay đổi và dẫn đến việc mất ngủ kéo dài.

2.2 Mất ngủ do tác động từ môi trường và thói quen sinh hoạt

Các yếu tố như không gian sống chật hẹp, đông người, nơi có nhiều tiếng ồn hoặc mất vệ sinh, đặc biệt là ở các đô thị lớn cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ và khiến người bị mất ngủ càng khó ngủ hơn.

Thói quen ăn quá no vào buổi tối hay uống nhiều nước trước khi ngủ cũng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ngoài ra, rất nhiều người thường có thói quen dùng các chất kích thích như: cà phê, ca cao, hút thuốc lá... vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc.

3. Nhận biết dấu hiệu mất ngủ mãn tính

Người bị mắc bệnh mất ngủ mãn tính thường sẽ có các triệu chứng phổ biến như là:

  • Nửa đêm trằn trọc, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
  • Hay bị tỉnh giấc lúc nửa đêm và khó ngủ trở lại.
  • Cảm giác mệt mỏi, uể oải và không thoải mái khi tỉnh dậy.
  • Người lờ đờ, mệt mỏi và không tỉnh táo, buồn ngủ vào ban ngày.
  • Có cảm giác khó chịu và thường lo âu, suy nghĩ lung tung hoặc bị trầm cảm.
  • Giảm sự chú ý, khó tập trung và bị suy giảm trí nhớ.
  • Tâm trạng hay bồn chồn và dễ cáu giận.
  • Một số trường hợp còn có thể bị ảo giác.

Tình trạng mất ngủ mãn tính, mất ngủ triền miên và kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến tinh thần, làm rối loạn tâm lý, suy giảm trí nhớ, dễ lo âu và trầm cảm mà còn làm cơ thể suy nhược khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh lý do vi khuẩn, virus.

Ngoài ra, mất ngủ mãn tính kéo dài còn có thể gây thoái hóa và ngộ độc tế bào bên trong cơ thể và gây ra các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt, mất ngủ kéo dài và triền miên còn làm tăng nguy cơ khó thụ thai vì nó làm suy giảm nồng độ hormone nội tiết tố bên trong cơ thể.

4. Vậy mất ngủ mãn tính có chữa được không

Đối với thắc mắc về việc “mất ngủ mãn tính có chữa được không” thì tình trạng này có thể chữa trị và khắc phục được nếu người bệnh chữa trị càng sớm càng tốt theo đúng chỉ định, lời khuyên từ các chuyên gia/ bác sĩ có chuyên môn.

Việc chữa trị tình trạng mất ngủ còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân, mức độ cụ thể của từng người mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra các chỉ định hiệu quả, phù hợp nhất.

Vì thế, để chữa trị hiệu quả chứng mất ngủ mãn tính thì trước tiên bạn nên tìm đến chuyên khoa Nội thần kinh tại các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Sau khi thăm khám và xác định rõ nguyên nhân, tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra những chỉ định phù hợp, hiệu quả nhất.

Đối với trường hợp mất ngủ do bệnh lý thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc để loại bỏ bệnh lý gây mất ngủ. Còn trường hợp mất ngủ do thói quen sinh hoạt và tác động từ môi trường thì có thể chữa trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý.

5. Một số cách chữa mất ngủ mãn tính không dùng thuốc

Đối với những trường hợp bị mất ngủ mãn tính, mất ngủ triền miên và kéo dài do thói quen sinh hoạt, yếu tố môi trường tác động thì có thể cải thiện bằng một số cách dưới đây để có giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn, đó là:

5.1. Thay đổi thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống có tác động không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó, nếu muốn cải thiện chứng mất ngủ mãn tính thì bạn cần thay đổi chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.

Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin, protein, chất sắt, kẽm, magie, canxi, kali bằng các thực phẩm như: thịt, trứng, cá, sữa, các loại rau xanh và hoa quả tươi, các loại ngũ cốc, các loại hạt.... Những thực phẩm này vừa giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh lại vừa giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.

5.2 Thay đổi thói quen xấu trước khi ngủ

Mất ngủ mãn tính có chữa được không và chữa như thế nào cho hiệu quả? Thì để cải thiện tình trạng này, bạn cần thay đổi những thói quen xấu trước khi đi ngủ như là:

  • Không hoặc hạn chế uống cà phê, ca cao, ăn socola trước khi đi ngủ vì những thứ này có chứa caffeine gây tác động xấu đến giấc ngủ của chúng ta.
  • Không uống rượu bia và các đồ uống có cồn, đặc biệt là vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn.
  • Không uống quá nhiều nước vào buổi chiều muộn và buổi tối sẽ làm bạn buồn tiểu vào giữa đêm, làm gián đoạn đến giấc ngủ của bạn.
  • Ăn thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn, dễ dẫn đến trào ngược axit gây cảm giác khó chịu, khó ngủ.
  • Không nên vận động với cường độ cao trước khi ngủ vì nó sẽ làm tăng nhịp tim, khiến cơ thể bị kích thích và bạn khó có được một giấc ngủ ngon.

5.3. Điều trị mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý

Điều trị mất ngủ mãn tính bằng liệu pháp tâm lý cũng là một cách trị mất ngủ hiệu quả. Người bệnh sẽ được các chuyên gia tâm lý tư vấn để tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và đưa ra những giải pháp giải quyết chứng mất ngủ.

5.4. Châm cứu, bấm huyệt, massage điều trị mất ngủ

Mất ngủ mãn tính có chữa được không thì câu trả lời là có và bạn có thể áp dụng bằng việc châm cứu, bấm huyệt và massage để giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Bạn có thể tìm đến các cơ sở châm cứu, bấm huyệt và massage để được các chuyên viên thực hiện nhằm tác động đến hệ thống huyệt đạo, giúp xua tan mệt mỏi, cho bạn tinh thần thư thái hơn và dễ ngủ hơn.

Với trường hợp mất ngủ kéo dài là do căng thẳng, áp lực tâm lý, stress thì bạn có thể cải thiện bằng cách thư giãn như nghe những bản nhạc mình yêu thích, đọc sách, xem những bộ phim nhẹ nhàng, đi bộ, ngồi thiền hoặc tập yoga...

5.5. Ngâm chân bằng nước ấm

Trước khi ngủ, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm 40-50 độ khoảng 15-20 phút để giúp tăng cường lượng máu lưu thông, từ đó cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ sâu giấc hơn.

5.6. Thay đổi không gian ngủ

Thay đổi không gian phòng ngủ cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn và hạn chế tình trạng mất ngủ mãn tính.

Nên đảm bảo phòng ngủ không có quá nhiều ánh sáng, với nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng 26-28 độ C để ngủ ngon hơn.

Màu sắc trong phòng ngủ cũng nên ưu tiên các gam màu nhẹ nhàng, dễ chịu để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó không nên để thiết bị điện tử trong phòng ngủ như tivi, ipad, máy tính... nhằm khắc phục thói quen dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

5.7. Dùng tinh dầu giúp cải thiện giấc ngủ

Để cải thiện tình trạng mất ngủ thì bạn có thể sử dụng tinh dầu để giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Bạn có thể xịt tinh dầu khắp phòng hoặc cho tinh dầu vào máy khuếch tán để tinh dầu tỏa ra khắp phòng ngủ, làm tăng độ ẩm trong phòng, mang đến mùi thơm nhẹ nhàng, dễ ngủ.

Ngoài ra, bạn có thể thoa trực tiếp tinh dầu lên cổ tay, sau tai hoặc dùng tinh dầu massage cơ thể cũng là cách trị mất ngủ hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn còn có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào bồn nước ấm để ngâm mình trước khi đi ngủ từ 1 – 1,5 tiếng.

Một số loại tinh dầu giúp bạn ngủ ngon hơn như là tinh dầu hoa nhài, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa hồng phong lữ, tinh dầu gỗ đàn hương, tinh dầu cam chanh....

5.8. Dùng các loại trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc có thể giúp cho cơ thể cảm thấy dễ chịu, thoải mái, thư giãn hơn và dễ chìm vào giấc ngủ sâu hơn. Do đó, bạn có thể lựa chọn uống trà thảo mộc để chữa mất ngủ mãn tính.

Bạn có thể thử sử dụng một số loại trà thảo mộc có khả năng hỗ trợ cho giấc ngủ ngon và trị chứng mất ngủ như: trà hoa cúc, trà mộc lan, trà bạc hà, trà hoa oải hương, trà tâm sen...

5.9. Hạn chế ngủ trưa quá lâu

Khi bị mất ngủ thì mọi người thường cố gắng ngủ trưa nhiều hơn để “bù” lại cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ngủ trưa quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. Do đó, nếu muốn buổi tối dễ ngủ hơn thì bạn chỉ nên ngủ buổi trưa với giấc ngắn từ 30 phút đến 1 giờ.

Hy vọng với bài viết này đã giúp mọi người biết được mất ngủ mãn tính có chữa được không? Từ đó có phương pháp chữa trị hiệu quả, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn để nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan