Tại sao bạn bị khô miệng vào ban đêm?

Khô miệng khi ngủ có vẻ như là một điều khó chịu thỉnh thoảng xảy ra vào ban đêm. Nếu tình trạng này được điều trị, chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn đáng kể, bao gồm ăn uống, nói và sức khỏe răng miệng nói chung của bạn. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng khô miệng vào ban đêm là do đâu?

1. Hiện tượng khô miệng là gì?

Khô miệng (xerostomia) khi ngủ có vẻ như là một điều khó chịu thỉnh thoảng xảy ra vào ban đêm. Nhưng nếu triệu chứng khô miệng xảy ra thường xuyên thì bạn cần phải được điều trị. Nếu tình trạng này được điều trị, chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn đáng kể, bao gồm ăn uống, nói và sức khỏe răng miệng nói chung của bạn

Nước bọt là yếu tố cần thiết cho sức khỏe răng và nướu. Trong nước bọt có chứa các enzym trong nước bọt giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nếu khô miệng suốt đêm, sức khỏe răng miệng của bạn có thể bị ảnh hưởng mà bạn không hề hay biết.

Các triệu chứng của khô miệng vào ban đêm có thể gồm:

  • Nước bọt đặc
  • Hơi thở hôi
  • Thay đổi vị giác
  • Vấn đề khi đeo răng giả
  • Khó nhai hoặc nuốt
  • Đau họng
  • Lưỡi có rãnh

Nếu không đủ nước bọt, bạn có thể tăng xuất hiện các mảng bám trong miệng cũng như tưa miệng và lở miệng.

Khó ngủ vì căng thẳng
Khô miệng khi ngủ gây khó chịu thỉnh thoảng xảy ra vào ban đêm

2. Nguyên nhân khô miệng vào ban đêm?

Khô miệng vào ban đêm là triệu chứng khá phổ biến gặp phải ở nhiều người, đặc biệt là ở những người trên 65 tuổi. Điều này là do, khi chúng ta già đi, việc sản xuất nước bọt giảm tới 40%.

Nếu bạn chỉ gặp phải tình trạng khô miệng vào ban đêm, nguyên nhân có thể là do nghẹt mũi khiến bạn chỉ có thể thở bằng miệng.

Nhiều loại thuốc cũng có thể có tác dụng phụ gây khô miệng hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng. Trên thực tế, người ta ước tính rằng có tới 60% các loại thuốc được kê đơn thường xuyên có thể có tác dụng phụ là khô miệng. Điêu nay bao gồm:

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

Nếu bạn đang bị khô miệng khi ngủ, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Cùng nhau, bạn có thể trao đổi về các lựa chọn lối sống của mình và bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc bạn đang dùng.

3. Điều trị khô miệng vào ban đêm tại nhà

Sau đây là một số biện pháp có thể thực hiện tại nhà để giúp điều trị khô miệng vào ban đêm:

  • Để một cốc nước cạnh giường phòng trường hợp bạn thức dậy vào ban đêm và miệng bị khô.
  • Tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì chất này có thể làm khô miệng. Mua nước súc miệng không cồn.
  • Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm trong phòng vào ban đêm nhằm duy trì độ ẩm trong không khí.
  • Cố gắng thở bằng mũi và không phải bằng miệng.
  • Bạn cần giảm lượng caffein. Caffeine có thể gia tăng tình trạng khô miệng tồi tệ hơn.
  • Bạn có thể cân nhắc sử dụng kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường.
  • Ngừng sử dụng thuốc lá
  • Hạn chế dùng thuốc kháng histamine hoặc các loại thuốc giúp làm thông mũi, có thể làm khô miệng.
  • Uống nước trong suốt cả ngày và hạn chế ăn mặn, đặc biệt là vào ban đêm.
Một trong số các căn bệnh khó chẩn đoán là chứng ngưng thở khi ngủ
Thở bằng miệng khi ngủ có thể gây khô miệng khi ngủ

4. Phương pháp điều trị cho tình trạng khô miệng vào ban đêm

Bất kỳ phương pháp điều trị khô miệng cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây bên tình trạng này. Do đó, cách điều trị khô miệng vào ban đêm có thể khác nhau ở mỗi người.

Nếu tình trạng khô miệng vào ban đêm xuất phát từ nguyên nhân do bạn đang dùng thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà không có tác dụng, bác sĩ có thể muốn chuyển thuốc cho bạn hoặc điều chỉnh liều lượng.

Bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn có thể kê một số loại thuốc giúp cơ thể sản xuất nước bọt hoặc trong một số trường hợp nhất định, lắp cho bạn khung răng fluor để đeo vào ban đêm để giúp ngăn ngừa sâu răng.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại sản phẩm không kê đơn nhất định mà bạn có thể sử dụng (có sẵn để mua trực tuyến):

  • Nước súc miệng không cồn
  • Kem đánh răng khô miệng
  • Nước bọt nhân tạo
  • Viên ngậm kích thích tiết nước bọt

Nếu tình trạng khô miệng là do vấn đề về mũi như vách ngăn lệch nghiêm trọng khiến bạn khi ngủ phải há miệng để thở, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật tạo hình vách ngăn là một thủ thuật thường được thực hiện để chỉnh sửa vách ngăn bị lệch. Các triệu chứng khô miệng vào ban đêm liên quan đến tắc mũi do vách ngăn lệch thường hết sau đó.

5. Triển vọng của bệnh khô miệng vào ban đêm là gì?

Khô miệng vào ban đêm có thể gây cảm giác khó chịu, triệu chứng này cũng có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của bạn. Nhiều trường hợp khô miệng có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và thuốc. Hiếm hơn, triệu chứng này có thể do lệch vách ngăn và cần điều trị chuyên sâu hơn.

Điều quan trọng là điều trị nguyên nhân gây khô miệng để bạn có thể duy trì quá trình chữa lành miệng của mình

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan