Bệnh basedow có đặc điểm gì?

Bệnh Basedow (bệnh Graves) là một dạng bệnh nội tiết, cường giáp phổ biến chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp lưu hành. Bệnh Basedow được đặc trưng bởi biểu hiện bướu giáp lan tỏa và hội chứng cường giáp không ức chế được (triệu chứng lồi mắt).

1. Bệnh basedow có đặc điểm gì?

Bệnh basedow hay còn gọi bệnh Graves là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất hormone tuyến giáp quá mức, tình trạng này gọi là cường giáp. Bệnh basedow là một trong những dạng phổ biến nhất của cường giáp.

Bệnh basedow xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể là globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp. Những kháng thể này sau khi gắn vào các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh thì chúng có thể khiến tuyến giáp tạo ra nhiều hormone tuyến giáp.

Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong cơ thể. Có thể bao gồm chức năng hệ thần kinh, phát triển não, nhiệt độ cơ thể và các thành phần quan trọng khác.

Trong một số trường hợp, bệnh basedow có thể thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn sau vài tháng hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, ví dụ như: giảm cân, rối loạn cảm xúc (khóc không kiểm soát được, cười hoặc các biểu hiện cảm xúc khác), trầm cảm và mệt mỏi cả tinh thần lẫn thể chất. Hoặc hậu quả nghiêm trọng hơn có thể là tử vong.

Trầm cảm
Bệnh basedow không được điều trị sớm sẽ gây trầm cảm

2. Nguyên nhân gây bệnh basedow

Hormon được tiết ra bởi tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất hoặc tốc độ cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Quá trình trao đổi chất có liên quan trực tiếp đến số lượng hormone lưu hành trong máu. Nếu vì một lý do nào đó, tuyến giáp tiết ra sự dư thừa các hormone này sẽ làm cho quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động ở mức độ cao, làm cho tim đập nhanh hơn, đổ mồ hôi, run rẩy và giảm cân (dấu hiệu thường gặp ở những người bị cường giáp).

Thông thường, tuyến giáp sẽ nhận được thông tin sản xuất hormon thông qua hormon kích thích tuyến giáp (TSH) được giải phóng bởi tuyến yên trong não. Nhưng với bệnh basedow, do sự cố hệ thống miễn dịch giải phóng các kháng thể bất thường giống hệt với TSH (Kháng thể thụ thể thyrotropin TRAb hoạt động giống như hormon tuyến giáp điều tiết). Do nhận được tín hiệu sai lệch, các hormon tuyến giáp đã hoạt động vượt công suất so với bình thường.

Nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch lại bắt đầu sản xuất ra các kháng thể bất thường vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, di truyền và đặc điểm khác dường như đóng vai trò xác định. Các nghiên cứu cho thấy, một cặp sinh đôi giống hệt nhau nhưng một người bị mắc bệnh Graves thì người còn lại có khoảng 20% khả năng cũng sẽ mắc bệnh. Ngoài ra, phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới. Hay những người hút thuốc bị mắc bệnh Graves dễ mắc các vấn đề về mắt hơn những người không hút thuốc. Do đó, bệnh Graves là do kích hoạt bởi cả yếu tố di truyền và môi trường không phải chỉ do gen gây ra bệnh.

Rối loạn mắt thường ở dạng cơ và mô mắt bị viêm/ sưng có thể khiến nhãn cầu nhô ra khỏi hốc mắt, đây là một biến chứng rõ rệt của bệnh Graves. Tuy nhiên, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân mắc bệnh gặp chứng lồi mắt. Mức độ nghiêm trọng của bệnh Graves không ảnh hưởng đến vấn đề về mắt hoặc khoảng cách mà nhãn cầu nhô ra. Trên thực tế, các biến chứng mắt xuất phát từ bệnh Graves hay do rối loạn hoàn toàn riêng biệt vẫn chưa được làm rõ. Nhưng chúng vẫn có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu mắc chứng lồi mắt, mắt có thể đau và cảm thấy khô, dễ bị kích thích. Nhãn cầu nhô ra có xu hướng bị rách và đỏ quá mức, bởi mí mắt không còn có thể bảo vệ chúng để tránh khỏi chấn thương. Trong những trường hợp nghiêm trọng của chứng lồi mắt (có thể rất hiếm), cơ mắt có thể gây áp lực lớn lên dây thần kinh thị giác, có thể gây ra mù một phần. Cơ mắt bị suy yếu do thời gian dài bị viêm cũng có thể mất khả năng kiểm soát chuyển động dễ dẫn đến nhìn đôi.

Xét nghiệm hormone tuyến giáp
Thiếu hay thừa hormon tuyến giáp đều gây ra các bệnh lý

3. Triệu chứng bệnh basedow

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến mà bệnh basedow biểu hiện bao gồm:

  • Lo lắng và cáu kỉnh
  • Bàn tay hoặc ngón tay run rẩy
  • Nhạy cảm với nhiệt độ, tăng tiết mồ hôi
  • Giảm cân
  • Mở rộng tuyến giáp (bướu cổ)
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn
  • Chứng lồi mắt
  • Da dày, đỏ thường ở cẳng chân hoặc đỉnh bàn chân
  • Nhịp tim nhanh và không đều.

Có khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh basedow có một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhãn khoa. Tình trạng này là viêm và các ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch đến cơ bắp, mô khác xung quanh mắt. Dấu hiệu bao gồm: mắt lồi, cảm giác đau trong mắt, áp lực mắt, mí mắt sưng húp, mắt đỏ hoặc viêm, tầm nhìn đôi, mất thị lực.

Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện không phổ biến liên quan đến da (bệnh da liễu của basedow) như: đỏ và dày da ở cẳng chân hoặc đỉnh bàn chân.

Bệnh basedow có nguy hiểm đến tính mạng nếu có những dấu hiệu như sốt, kích động, mê sảng hoặc khủng hoảng thyrotoxic... Lúc này, cần cho bệnh nhân cấp cứu để có thể kiểm soát được các triệu chứng nguy hiểm.

lồi mắt
Lồi mắt là triệu chứng của bệnh Basedow

4. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh Basedow

Ai cũng có thể bị mắc bệnh Graves, tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tiền sử gia đình: Đây là yếu tố nguy cơ đã được làm rõ. Do một gen hoặc nhiều gen có thể làm mắc bệnh rối loạn nhiều hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới
  • Tuổi: Bệnh thường phát triển ở những người dưới 40 tuổi.
  • Rối loạn miễn dịch khác: Những người bị rối loạn miễn dịch khác như bệnh đái tháo đường type 1, viêm khớp dạng thấp,... đều có nguy cơ gia tăng bệnh basedow.
  • Căng thẳng về cảm xúc hoặc thể chất: Các biến cố hoặc bệnh tật căng thẳng trong cuộc sống có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh basedow ở những người dễ mắc bệnh di truyền.
  • Thai kỳ: Mang thai hoặc sinh con có thể tăng nguy cơ rối loạn đặc biệt là những phụ nữ dễ bị bệnh di truyền.
  • Hút thuốc: Thuốc lá ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh basedow. Đồng thời cũng có nguy cơ mắc bệnh nhãn khoa của Graves.
Cách tính tuổi thai
Mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow

5. Biến chứng của bệnh basedow

Là một căn bệnh nguy hiểm nên bệnh basedow có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Các vấn đề mang thai: Các biến chứng có thể gặp của bệnh basedow khi mang thai bao gồm: sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp của thai nhi, thai nhi kém phát triển, suy tim ở mẹ và tiền sản giật.
  • Rối loạn tim: Nếu không được điều trị, bệnh basedow có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ tim gây ra cho tim không đủ khả năng bơm máu đến cơ thể dẫn đến suy tim sung huyết.
  • Khủng hoảng thyrotoxic: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nó có thể đe dọa đến tính mạng. Nó là do tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra khủng hoảng thyrotoxic. Nguyên nhân có thể do bệnh cường giáp quá nặng không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ.

Sự gia tăng đột ngột và mạnh của hormon tuyến giáp có thể tạo ra một số tác dụng bao gồm sốt, đổ mồ hôi, nôn, tiêu chảy, mê sảng, suy nhược nghiêm trọng, nhịp tim không đều, ... tình trạng này cần được cấp cứu và chăm sóc kịp thời.

  • Xương giòn: Bệnh cường giáp không được điều trị cũng có thể dẫn đến yếu xương, loãng xương (xương dễ gãy). Sức mạnh của xương phụ thuộc một phần và lượng canxi và chất khoáng khác. Khi có quá nhiều hormon tuyến giáp sẽ cản trở khả năng kết hợp canxi vào xương dẫn đến tình trạng xương giòn.

Bệnh basedow là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng bệnh cho người mắc. Vì thế khi có dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện chuyên khoa chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Tại đây có đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết để thực hiện các phương pháp điều trị từ đơn giản đến phức tạp như điều trị nội khoa, điều trị chuyên sâu, thực hiện thăm khám, chẩn đoán và xét nghiệm các bệnh lý tuyến giáp.

Theo đó, quy trình thăm khám và điều trị các bệnh lý tuyến giáp tại Vinmec đều được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, đã trải qua thời gian đào tạo và được cấp chứng chỉ kỹ thuật, có thể xử lý nhanh và hiệu quả, đặc biệt trong các trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp. Do đó, bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp có thể yên tâm với quy trình điều trị chặt chẽ, bài bản và cho hiệu quả tối ưu tại Vinmec.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh lý tuyến giáp cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org, healthline.com

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán Basedow

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan