Bệnh bướu cổ có di truyền không?

Bướu cổ là 1 bệnh lý của tuyến giáp gây sưng và viêm ở cổ, thường gặp ở phái nữ nhiều hơn phái nam. Để tìm hiểu về bệnh bướu cổ và trả lời cho câu hỏi bị bướu cổ có di truyền hay không, cùng đọc bài viết dưới đây.

1. Bướu cổ là gì?

Bướu cổ là sự mở rộng bất thường của tuyến giáp - 1 cơ quan hình bướm nằm ở cổ. Bướu cổ thường phát triển do thiếu iốt hoặc do các vấn đề về tuyến giáp.

Có thể hiểu rằng nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (còn gọi là cường giáp) hoặc quá ít (suy giáp) thì bạn có thể đang hình thành bướu cổ. Phụ nữ có nhiều khả năng bị bướu cổ hơn nam giới.

Hơn nữa, điều quan trọng cần biết là, bị bướu cổ không phải lúc nào cũng có nghĩa là tuyến giáp của bạn đang bị trục trặc. Tuy nhiên, một tuyến giáp mở rộng vẫn có thể sản xuất một lượng hormone bình thường. Bướu cổ thường ít đau hơn các bệnh tuyến giáp khác nhưng đôi khi bạn có thể cảm thấy khó nuốt thức ăn và khó thở.

1.1 Nguyên nhân gây bướu cổ

Các nguyên nhân gây bệnh bướu cổ gồm:

  • Thiếu iốt;
  • Viêm tuyến giáp tự miễn hoặc viêm tuyến giáp sau sinh;
  • Iot dư thừa (hiệu ứng Wolff-Chaikoff) hoặc uống lithium, làm giảm giải phóng hormone tuyến giáp;
  • Kích thích thụ thể TSH bằng TSH từ khối u tuyến yên, kháng hormon tuyến yên, gonadotropin và/ hoặc globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp;
  • Các lỗi bẩm sinh của quá trình trao đổi chất gây ra các khiếm khuyết trong quá trình sinh tổng hợp hormon tuyến giáp;
  • Tiếp xúc với bức xạ;
  • Kháng hormon tuyến giáp (kháng hormon tuyến yên với TSH tăng cao);
  • Viêm tuyến giáp bán cấp hay viêm tuyến giáp thầm lặng;
  • Bệnh u hạt;
  • Bệnh ác tính tuyến giáp.

1.2 Yếu tố nguy cơ

  • Giới tính: Phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn so với nam giới, họ cũng nhiều khả năng để phát triển bướu giáp.
  • Tuổi: 50 tuổi trở lên sẽ đặt vào nguy cơ cao hơn.
  • Tiền sử bệnh tật: Tiền sử cá nhân hay gia đình của bệnh tự miễn dịch làm tăng nguy cơ.

1.3 Triệu chứng

Triệu chứng chính của bệnh bướu cổ là 1 vết sưng nhận thấy rõ ở phía trước cổ. Không phải tất cả các bệnh bướu cổ đều gây ra các triệu chứng nhưng trong một số trường hợp, mọi người gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Cổ họng căng cứng;
  • Khó nuốt;
  • Khối u ở cổ;
  • Ho khan;
  • Khàn giọng;
  • Với trường hợp nghiêm trọng có thể có khó thở;

1.4 Chẩn đoán bướu cổ

  • Khám thực thể: Bác sĩ có thể biết được tuyến giáp có phát triển hay không bằng cách sờ vùng cổ để tìm các nốt sần và dấu hiệu đau.
  • Siêu âm tuyến giáp: Được tiến hành bằng cách sử dụng sóng âm tần số cao qua tuyến giáp để tìm kích thước và các nốt của tuyến. Nó có thể được sử dụng để hình dung tuyến giáp của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm hormone: Xét nghiệm máu đo nồng độ hormone trong cơ thể để kiểm tra hoạt động bất thường của tuyến giáp.
  • Chụp CT: Chụp CT hoặc MRI được sử dụng để đo kích thước của bướu cổ.
  • Sinh thiết: Trong quy trình này, 1 mẫu nhỏ được lấy từ mô tuyến giáp bằng kim và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra thêm.

2. Bệnh bướu cổ có di truyền không?

Có rất nhiều bệnh nhân hoặc người nhà khi đi khám và được chẩn đoán bướu cổ đều đặt câu hỏi “bị bướu cổ có di truyền không?”. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng bệnh bướu cổ có di truyền. Tuy nhiên, nhiều ghi chép hay thống kê cho thấy bướu cổ có liên quan đến tính chất gia đình và địa phương sinh sống rất rõ do có chung yếu tố về nguồn nước, môi trường sống. Nếu trong gia đình bạn có người thân bị bướu cổ thì bạn hoàn toàn có thể bị bướu cổ, đặc biệt nếu bạn là nữ thì nguy cơ này lại càng cao hơn.

Bởi vậy, nếu 1 thành viên trong gia đình bạn được chẩn đoán bị bướu cổ thì tốt hơn hết bạn hay những người thân của bệnh nhân nên đi khám tuyến giáp để được tầm soát sớm và có thể can thiệp điều trị kịp thời.

3. Điều trị bệnh bướu cổ

Điều trị bướu cổ phụ thuộc vào kích thước bướu cổ, các dấu hiệu và triệu chứng và nguyên nhân cơ bản.

  • Nếu bướu cổ của bạn nhỏ và không gây ra vấn đề gì và tuyến giáp của bạn đang hoạt động bình thường, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp theo dõi và tái khám sau.
  • Nếu bướu cổ do thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống, bạn sẽ được bổ sung i-ốt.
  • Nếu bạn bị suy giáp (sản xuất quá ít hormone tuyến giáp), bạn sẽ được bổ sung hormone tuyến giáp dưới dạng viên uống hàng ngày. Sẽ giúp giải quyết các triệu chứng của suy giáp cũng như làm chậm quá trình giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên của bạn, thường làm giảm kích thước của bướu cổ. Đối với tình trạng viêm tuyến giáp của bạn, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc chống viêm hoặc thuốc corticosteroid để điều trị tình trạng viêm.
  • Đối với bướu cổ liên quan đến cường giáp, bạn có thể cần dùng thuốc để bình thường hóa mức độ hormone. Rối loạn nội tiết tố tuyến giáp cần được bác sĩ chuyên khoa Nội tiết đánh giá.
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc 1 phần tuyến giáp của bạn là một lựa chọn nếu bạn có khối bướu cổ lớn gây khó chịu hoặc gây khó thở hoặc khó nuốt, hoặc trong một số trường hợp, nếu bạn có bướu cổ dạng nốt gây cường giáp. Phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp.
  • Trong một số trường hợp, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị nếu tuyến giáp hoạt động quá mức. I-ốt phóng xạ được dùng bằng đường uống và đến tuyến giáp của bạn qua đường máu, phá hủy các tế bào tuyến giáp. Điều trị dẫn đến giảm kích thước của bướu cổ, nhưng cuối cùng cũng có thể gây ra một tuyến giáp hoạt động kém.

4. Phòng bệnh bướu cổ thế nào?

  • Điều chỉnh sự thiếu hụt i-ốt và tránh các Goitrogens trong chế độ ăn uống hoặc chất gây dị ứng nếu thực tế.
  • Bệnh bướu cổ do viêm tuyến giáp tự miễn có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng cẩn thận levothyroxine và khi được chỉ định, dùng thuốc chống viêm. Sử dụng levothyroxine 1 cách hợp lý hữu ích ở những bệnh nhân có chẩn đoán tăng sản dạng nốt trước đó đã được phẫu thuật cắt bỏ thùy để ngăn ngừa sự xuất hiện ở thùy bên.
  • Bệnh bướu cổ bẩm sinh do sai sót của quá trình trao đổi chất có thể giảm hoặc ngăn ngừa bằng cách sử dụng cẩn thận levothyroxine trong thời kỳ hậu sản. Trẻ sơ sinh là con của những bà mẹ bị bướu cổ cần được khám sàng lọc suy giáp bẩm sinh.
  • Cân bằng chế độ ăn:

Nên ăn:

  • Trái cây tươi và rau quả: Các loại thực phẩm cụ thể như quả việt quất , anh đào, bí, khoai lang và ớt xanh rất giàu chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng giúp đưa tuyến giáp về trạng thái cân bằng. Quả bơ và khoai tây là nguồn cung cấp tyrosine tuyệt vời. Cà chua cũng chứa nhiều selen giúp điều chỉnh việc sản xuất hormone tuyến giáp, vì vậy hãy bao gồm trái cây tươi hoặc rau quả trong mỗi bữa ăn.
  • Thực phẩm giàu iốt và selen như muối i ốt, hải sản, nấm, cá tuyết, sữa, tôm và cá ngừ.
  • Rong biển : có hàm lượng iốt cao, là tiền chất của hormon tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: thịt, các sản phẩm từ sữa, cá hồi, nho, dưa hấu và ổi.
  • Các sản phẩm từ sữa: Có mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D và bệnh Hashimoto. Sữa có một lượng đáng kể canxi, vitamin D, protein và iot.
  • Chuối kích thích tuyến giáp.

Cần tránh:

  • Goitrogens: Sản xuất thiocyanate làm giảm sản xuất tuyến giáp. Thực phẩm gây goitrogenic bao gồm sắn, đậu lima, ngô, măng và khoai lang.
  • Các loại rau họ cải chứa isothiocyanates làm giảm sự hấp thụ và tái hấp thu iod của tuyến giáp.
  • Caffeine, đậu phộng, đào, dâu tây, củ cải và rau bina .
  • Gluten có thể làm tăng sự tấn công tự miễn dịch của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
  • Rượu bia, hút thuốc lá và các loại thuốc có ga có tác dụng gây độc cho tuyến giáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan