Bệnh chàm: Chăm sóc bàn tay và bàn chân của bạn

Bàn tay và bàn chân thường là mục tiêu chính cho các tác nhân gây bệnh chàm. Những mảng ngứa do bệnh chàm trên ngón tay và ngón chân thường rất ngứa và đau. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn để chăm sóc da tay và chân khi bị bệnh chàm tấn công.

1. Tổng quan về bệnh chàm

benh-cham-cham-soc-ban-tay-va-ban-chan-cua-ban-1
Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm còn được gọi là tình trạng da phát ban. Nó rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Người lớn cũng có thể bị chàm với các biểu hiện là các mảng da có vảy trên tay hoặc chân. Ngứa là một trong những triệu chứng chính của bệnh chàm.

Bên cạnh đó, các biểu hiện khác của bệnh có thể là sự thay đổi màu sắc da ở khu vực bị ảnh hưởng, xuất hiện tình trạng da khô đóng vảy, có những vết sưng nhỏ. Sau khi lành, vùng da bị chàm có thể sẽ sáng hoặc tối hơn so với các vùng da khác.

Mặc dù các chuyên gia không chắc chắn chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm, hầu hết đều tin rằng đó có thể là sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trong thực phẩm, thời tiết, hóa chất,... có thể làm cho bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng của bệnh chàm tay có thể bao gồm bàn tay đỏ, ngứa, có vảy, đau và khô. Máu hoặc mủ có thể chảy ra từ các vết nứt và mụn nước trên da.

Một loại bệnh chàm tay khác được gọi là viêm da tiếp xúc. Nó có liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích thích như hóa chất. Nó thường gặp ở những người thợ làm tóc, người dọn dẹp, thợ sửa ống nước và công nhân xây dựng, cũng như những người thường xuyên rửa tay suốt cả ngày. Bệnh chàm da có thể gây ra mụn nước ngứa ở bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân. Nó thường được kích hoạt bởi căng thẳng, độ ẩm và sự tiếp xúc với một số kim loại như nickel hoặc cobalt.

2. Các phương pháp chăm sóc da tay, chân khi bị bệnh chàm

benh-cham-cham-soc-ban-tay-va-ban-chan-cua-ban-2
Lưu ý trong chăm sóc da khi bị bệnh chàm

2.1 Cắt lại rửa tay

Vệ sinh tay khi bị chàm nên chỉ dừng lại ở việc chỉ rửa tay khi chúng bẩn hoặc có vi trùng. Mỗi lần rửa, bạn nên rửa sạch luôn các loại dầu dưỡng da mà bạn đã bôi trước đó. Hãy cân nhắc việc lựa chọn xà phòng rửa tay không chứa hóa chất và chất tẩy mạnh.

Hãy tìm những sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng và dùng cho da nhạy cảm. Nếu bạn có đeo nhẫn, hãy tháo nhẫn ra trước khi rửa. Rửa tay bằng nước ấm, sau đó vỗ nhẹ cho khô và giữ ẩm trước khi bạn đeo nhẫn lại.

2.2 Đeo găng tay khi làm việc nhà

Bạn nên đeo găng tay bảo vệ được làm từ vải bông khi bạn làm việc nhà hoặc khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Găng tay làm bằng chất liệu cao su có thể gây ra dị ứng da. Vì vậy, tốt nhất là không dùng chúng. Đeo găng tay chống nước quá lâu có thể làm cho bàn tay đổ mồ hôi và dẫn đến chàm ngứa.

2.3 Chăm sóc các vết rạn nứt trên tay

Nếu chàm làm cho da tay nứt nẻ và chảy máu, hãy thử kỹ thuật ngâm và dưỡng như sau. Ngâm tay trong nước ấm trong vòng 5-10 phút và sau đó để da khô. Bôi thuốc mỡ lên khắp bàn tay và đeo găng tay bông. Thuốc mỡ Glycerin cũng có tác dụng giúp chữa lành da khô, nứt nẻ. Đeo găng tay sau khi bôi thuốc ít nhất 30 phút.

Thực hiện thường xuyên, hai lần một ngày. Nếu không có điều kiện thực hiện liên tục, hãy đảm bảo da tay luôn được dưỡng ẩm thường xuyên.

2.4 Giảm thời gian cho việc tắm

Để ngăn ngừa tình trạng khô da, bạn không nên tắm quá lâu và nên tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Sử dụng xà phòng/sữa tắm có chất tẩy rửa nhẹ và có chất dưỡng ẩm cao. Sau khi tắm, lau khô da và thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn hơi ẩm. Hãy tìm những loại sữa tắm và kem dưỡng ẩm không có mùi hương vì những thành phần tạo ra mùi hương có thể kích hoạt bệnh chàm xuất hiện.

2.5 Lưu ý đối với đôi chân

Nếu bàn chân của bạn thường bị khô và ngứa. Nó có thể là do bạn đã để chân của mình ở trong tình trạng bị bí và đổ nhiều mồ hôi vì dùng các loại tất vải sợi tổng hợp và len. Những chất liệu này rất dễ gây kích ứng da. Hãy chọn vớ 100% cotton, tốt nhất là những loại chưa được nhuộm.

Ngoài ra, hãy thay vớ một vài lần trong ngày nếu chân bạn đổ mồ hôi. Vớ ẩm có thể làm cho bệnh chàm nặng hơn. Nên tránh chất liệu nilon, có thuốc nhuộm và hóa chất vì nó có thể gây kích ứng da.

3. Phòng ngừa và điều trị bệnh chàm tay

benh-cham-cham-soc-ban-tay-va-ban-chan-cua-ban-3
Điều trị bệnh chàm như thế nào?

Chìa khóa cho cả việc phòng ngừa và điều trị bệnh chàm tay là tìm nguyên nhân gây ra nó và tránh những tác nhân đó bất cứ khi nào có thể. Dưới đây là một vài chiến lược thông minh có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh chàm ở tay.

  • Hạn chế tiếp xúc nhiều với nước, đặc biệt là nước nóng và xà phòng. Rửa chén đĩa bằng máy rửa chén nếu có thể và rửa tay bằng nước ấm và xà phòng không mùi.
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi làm sạch tay và thoa kem thường xuyên trong suốt cả ngày. Tìm kiếm sản phẩm dưỡng da tay có chứa chất làm ẩm hoặc chất làm mềm.
  • Tránh xa các loại xà phòng kháng khuẩn. Những thứ này gây kích ứng da nhiều hơn là mang lại lợi ích cho da tay. Chất tẩy rửa tay khô có nhiều khả năng chứa cồn và hóa chất có thể gây ra kích ứng.
  • Chăm sóc mọi vết khô, nứt hoặc vết cắt trên da. Không để các hóa chất có cơ hội tiếp xúc với chúng và gây kích ứng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: aad.org, webmd.com, health.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan