Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trào ngược bàng quang niệu quản là tình trạng dòng chảy nước tiểu không bình thường, đi ngược từ bàng quang lên niệu quản. Bệnh cần được điều trị để hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm .Tình trạng này nguyên nhân do đâu và có triệu chứng như thế nào?

1. Trào ngược bàng quang niệu quản là gì?

Bình thường nước tiểu sẽ chảy xuôi theo đường tiết niệu, từ thận qua niệu quản gần bàng quang. Tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản là hiện tượng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến một hoặc hai niệu quản, thậm chí có thể ngược lên đến thận. Bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tình trạng kéo dài sẽ gây tổn thương cho thận.

Trào ngược bàng quang niệu quản thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đôi khi người lớn cũng gặp phải tình trạng này.

Ung thư bàng quang
Tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản là hiện tượng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến một hoặc hai niệu quản, thậm chí có thể ngược lên đến thận

2. Nguyên nhân trào ngược bàng quang niệu quản

Do nguyên nhân bẩm sinh hoặc bệnh lý dẫn đến tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản.Cụ thể:

  • Bẩm sinh: Do đoạn niệu quản nội thành ngăn hay còn gọi là nhược cơ tam giác niệu, dị dạng niệu quản, lỗ niệu quản rộng, niệu quản đôi, niệu quản lạc chỗ, trào ngược niệu quản do túi phình niệu quản bên đối diện, dị dạng bàng quang, túi thừa bàng quang cạnh niệu quản, bàng quang liệt...
  • Bệnh lý: Các bệnh lý viêm đường tiết niệu, bàng quang thần kinh, tắc đường tiết niệu dưới (van niệu đạo sau, hẹp niệu đạo) cũng là nguyên nhân gây trào ngược bàng quang niệu quản.

3. Triệu chứng trào ngược bàng quang niệu quản

Tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản không phải lúc nào cũng có triệu chứng rõ ràng. Khi có các dấu hiệu sau đây, chúng ta nên nghĩ ngay đến trào ngược bàng quang niệu quản:

  • Mót tiểu nhiều, tiểu gấp
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi ít
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu đục, có mùi nồng
  • Có triệu chứng sốt
  • Có hiện tượng đau ở bên sườn. bụng
  • Không muốn đi tiểu, nhịn tiểu để tránh tình trạng nóng rát khi tiểu.

Ở trẻ em bị trào ngược bàng quang niệu quản sẽ có biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, chán ăn, cáu gắt, đái dầm, táo bón...

Nhịn tiểu
Người bệnh thường không muốn đi tiểu, nhịn tiểu để tránh tình trạng nóng rát khi tiểu

4. Chẩn đoán trào ngược bàng quang niệu quản

Để chẩn đoán trào ngược bàng quang niệu quản, người bệnh cần được thực hiện đầy đủ các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng gồm:

5. Điều trị trào ngược bàng quang niệu đạo

Các phương pháp điều trị trào ngược bàng quang niệu đạo được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dựa trên tình trạng thực tế của từng người bệnh. Như đối với trẻ em trào ngược bàng quang niệu quản nguyên phát ở tình trạng nhẹ có thể tự khỏi khi lớn lên và theo dõi thêm.

Khi tình trạng trào ngược nghiêm trọng, người bệnh có các phương pháp điều trị gồm:

5.1 Điều trị nội khoa

Nhằm ngăn chặn sự nhiễm trùng tiểu ngược dòng và sẹo thận. Người bệnh có thể được chỉ định kháng sinh phòng ngừa như Bactrim với 1/2 - 1/3 liều bình thường (uống vào buổi tối), kéo dài cho đến khi hết trào ngược trên X-quang ít nhất 6 tháng. Đối với trẻ em cũng sẽ được chỉ định điều trị nội khoa khi tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản.

5.2 Điều trị ngoại khoa

Khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm chỉnh sửa các khiếm khuyết trong van giữa bàng quang và niệu quản bị ảnh hưởng. Sau khi phẫu thuật các van có thể đóng chặt lại, ngăn nước tiểu trào ngược lên trên. Một số hình thức phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật mở: Người bệnh sẽ gây mê toàn thân, môt vùng bụng dưới để chỉnh sửa những dị tật ở van bàng quang niệu quản. Sau phẫu thuật người bệnh cần được theo dõi tình trạng tiếp theo.
  • Phẫu thuật nội soi với sự hỗ trợ của robot: Người bệnh sẽ có vết mổ thẩm mỹ hơn, tuy nhiên tỷ lệ thành công đôi khi không cao bằng mổ mở.
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ dùng ống nhỏ có gắn đèn đưa qua niệu đạo, đến bàng quang để quan sát bên trong cơ quan này. Một chất độn được tiêm xung quanh chỗ hở của van để giúp chúng đóng mở đúng. Đây là phương pháp ít xâm lấn, rủi ro ít hơn nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Sử dụng thuốc như các loại kháng sinh, NSAID...cũng có thể gây tăng bạch cầu ái toan tại đường tiêu hoá
Đối với trẻ em cũng sẽ được chỉ định điều trị nội khoa khi gặp tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp và hiệu quả nhất.

Nếu không điều trị trào ngược bàng quang niệu quản kịp thời và hiệu quả sẽ gây ra biến chứng nặng như sẹo thận. tăng huyết áp, suy thận.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan