Bị gãy răng có ảnh hưởng gì không?

Gãy răng là tình trạng gặp phải ở rất nhiều người. Vậy bị gãy răng có ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc này.

1. Gãy răng có ảnh hưởng gì không?

Gãy răng cấm có ảnh hưởng gì không? Răng cấm hay còn gọi là răng số 6, là chiếc răng đặc biệt có vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai. Đó là lý do vì sao chiếc răng này lại được gọi là “răng cấm”. Khi bị gãy răng, gãy răng cấm người bệnh có thể sẽ gặp phải những ảnh hưởng không nhỏ:

Gãy răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống

Răng có vai trò đảm bảo chức năng ăn uống. Khi bị gãy là đồng nghĩa với việc cấu trúc răng hoàn chỉnh đã bị phá hủy. Từ đó cản trở rất lớn đến quá trình thực hiện chức năng ăn nhai của răng.

Nếu gãy các răng cửa thì khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới sẽ có lỗ hổng, không khít nhau. Bệnh nhân sẽ gặp trở ngại trong việc cắn, xé thức ăn.

Nếu gãy các răng hàm thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn nữa. Vì răng hàm là răng có vai trò nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Khi gãy hay mất răng hàm sẽ gây nên hiện tượng nhai một bên dẫn tới sự lệch lạc giữa 2 hàm, làm ảnh hưởng tới cả khớp thái dương. Đó là câu trả lời cho câu hỏi gãy răng hàm có sao không mà nhiều người đang tự hỏi.

Gãy răng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng

Khi răng bị gãy dù là một phần hay là toàn bộ thân răng, thì bề mặt răng cũng sẽ bị tổn thương nhất định, tạo ra những hốc, rãnh. Từ đó tạo môi trường cho nhiều loại vi khuẩn cư trú, phát triển và gây hại cho răng.

Răng bị gãy vỡ cũng khó được vệ sinh cẩn thận, đúng cách, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh lý về răng miệng. Dần dần, phần còn lại của răng gãy cũng sẽ bị phá hủy nhanh chóng và gây mất răng vĩnh viễn.

Một khi đã mất răng sẽ kéo theo tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu và ảnh hưởng đến các răng kế cận.

Gãy răng ảnh hưởng đến sức khỏe

Việc gãy răng gây đau nhức và ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, kéo theo việc đau đầu. Tình trạng này kéo dài sẽ tác động xấu đến toàn bộ sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, gãy răng sẽ khiến việc nhai và nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn, tạo áp lực lên dạ dày và gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa.

Việc bị hạn chế trong khi ăn uống cũng ảnh hưởng nhất định đến chế độ dinh dưỡng của bạn, làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Gãy răng gây mất thẩm mỹ

Gãy răng, đặc biệt là ở các vị trí răng cửa sẽ khiến bạn mất hẳn tự tin trong giao tiếp. Bệnh nhân rất ngại cười hở miệng, cười một cách tự nhiên. Do răng gãy gây thiếu thẩm mỹ.

Nụ cười thể hiện khí chất của một con người, cũng là cách để kết nối với người khác. Người gãy răng khi không thể thoải mái tươi cười, dần dần sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.

Gãy răng khác với mất răng

Mọi người thường dùng từ gãy răng để chỉ việc thân răng hoặc chân răng bị gãy ngang hoặc gãy một phần nào đó. Lúc này, một phần chân răng vẫn còn lại trong xương hàm. Phần chân răng này hoặc còn rất vững chắc, hoặc là đã bị lung lay. Tùy theo tình trạng chân răng như thế nào mà bệnh nhân có thể tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc phải nhổ bỏ cả chân răng để trồng lại.

Còn mất răng là để chỉ việc bệnh nhân mất chân răng và thân răng. Trường hợp này thì chỉ có phương pháp trồng răng Implant mới phục hồi được hoàn toàn cấu trúc và chức năng như răng thật.

Khi răng đã bị gãy, nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì nguy cơ mất răng là rất lớn.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy răng thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến việc gãy răng có thể do: bệnh lý răng miệng, ăn nhai quá mạnh, do tai nạn... Tóm lại, khi răng chịu phải một tác động ngoại lực quá lớn sẽ dễ bị gãy vỡ.

Thói quen ăn uống hàng ngày của bạn là một trong những nguyên nhân gây gây răng. Việc thường xuyên sử dụng răng để cắn đồ cứng như nước đá, các món đông lạnh, khui bia, ... làm răng dễ gãy.

Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, khiến răng giòn, yếu và dễ vỡ. Đặc biệt, khi răng mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy càng dễ gãy khi bị tác động dù là lực nhẹ nhất.

Trong quá trình lao động, di chuyển, ... bệnh nhân bị tai nạn khiến răng chịu một lực tác động lớn cũng là nguyên nhân khiến răng gãy.

3. Các phương pháp phục hình răng gãy tốt nhất hiện nay

Bọc răng sứ thẩm mỹ

Nếu bạn chỉ bị gãy một phần thân răng và chân răng vẫn còn chắc chắn thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ rất hiệu quả.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bề mặt răng gãy và bọc bên ngoài phần răng sứ. Răng sứ đủ độ cứng để ăn nhai thoải mái và được điều chỉnh màu sắc tự nhiên như răng thật.

Trồng răng Implant

Trong trường hợp răng bị gãy, chân răng cũng đã lung lay, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chân răng để phục hình Implant.

Răng Implant với cấu trúc 3 phần: trụ Implant, Abutment và mão răng sứ. Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm thay thế cho chân răng, đủ độ vững chắc để nâng đỡ phần răng sứ. Abutment là khớp nối giữa trụ Implant và mão răng sứ. Mão răng sứ thay thế thân răng.

Với răng Implant, bạn vừa có thể ăn nhai thoải mái như răng thật vừa có thể sử dụng đến trọn đời. Đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề gãy răng hàm dưới có mọc lại không

Tóm lại, nếu bạn muốn biết tình trạng răng của mình thực hiện phương pháp nào là hiệu quả thì cần đến ngay các phòng khám nha khoa để được kiểm tra cụ thể. Các bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan