"Brain Fog" là gì?

"Brain Fog" (tiếng Việt là: Chứng não sương mù) chỉ tình trạng đầu óc không thể ghi nhớ, phân tích nhạy bén hoặc thiếu tập trung. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy không còn là chính mình và không thể suy nghĩ rõ ràng. Chứng sương mù não không phải là một bệnh lý, có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1. Định nghĩa brain fog là gì?

Brain fog hay não sương mù không phải là một tình trạng bệnh lý. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ triệu chứng rối loạn chức năng nhận thức, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ của bạn, cụ thể là:

  • Vấn đề về trí nhớ
  • Tinh thần thiếu minh mẫn
  • Kém tập trung
  • Không có khả năng chú ý

Brain fog là một tình trạng phổ biến nhưng ít người biết đến (chỉ cảm nhận nhưng không biết định nghĩa). Tình trạng này không bình thường, thậm chí là thực sự phức tạp vì có thể do một loạt vấn đề về lối sống, thuốc men hoặc bệnh lý gây ra.

2. Triệu chứng brain fog là gì?

Sức khỏe của não rất quan trọng đối với năng lực tinh thần. Cảm xúc và suy nghĩ của bạn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Để cảm thấy khỏe, bạn phải có khả năng suy nghĩ minh mẫn. Nhưng bị khi brain fog, bộ não của bạn vốn có mô thần kinh trí tuệ dày đặc, nay lại cảm thấy như một mớ bòng bong. Một số người còn mô tả brain fog là sự mệt mỏi về tinh thần. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy:

  • Không thể tập trung đủ lâu vào nhiệm vụ công việc, cuộc trò chuyện hoặc thậm chí là những từ bạn đang đọc
  • Bối rối, lộn xộn hoặc khó tập trung hay diễn đạt suy nghĩ của mình thành lời
  • Khó khăn trong việc quyết định, những quyết định nhỏ lại trở thành vấn đề lớn
  • Bạn cần nhiều cà phê hơn để tập trung, nhiều đồ ăn nhẹ hơn để tỉnh táo và uống nhiều rượu hơn vào ban đêm để giải tỏa tạm thời
  • Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị đau đầu, có vấn đề về thị lực hoặc thậm chí là buồn nôn.

Chứng sương mù não có thể xuất hiện theo nhiều cách và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng dù là lý do gì thì bạn cũng sẽ cảm thấy chán nản về bản thân, dần dần ảnh hưởng đến các mối quan hệ, đồng thời khiến bạn dễ “phát điên”. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, não sương mù có thể cản trở công việc hoặc học tập.

Brain fog khiến người mắc phải khó tập trung vào công việc
Brain fog khiến người mắc phải khó tập trung vào công việc

3. Những nguyên nhân gây não sương mù

3.1. Thai kỳ

Nhiều phụ nữ cảm thấy khó ghi nhớ hơn khi mang thai. Mang một em bé trong bụng có thể thay đổi cơ thể bạn theo nhiều cách, trong đó có “não cá vàng”. Đồng thời, các chất hóa học được tiết ra để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi cũng có thể là nguyên nhân của các vấn đề về trí nhớ.

3.2. Đa xơ cứng (MS)

Căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có thể thay đổi cách não kết nối với phần còn lại của cơ thể. Khoảng một nửa số người bị MS có vấn đề về trí nhớ, sự chú ý, lập kế hoạch hoặc ngôn ngữ. Các bài tập về trí nhớ có thể hữu ích với người bệnh. Đồng thời, bác sĩ trị liệu cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân những cách mới để giải quyết phần công việc mà họ đang gặp khó khăn.

3.3.Thuốc

Một số loại thuốc - kể cả không kê đơn hay kê đơn, đều có thể gây ra tình trạng não sương mù. Nếu bạn dùng đang thuốc và nhận thấy suy nghĩ của mình không rõ ràng như bình thường hoặc bạn đột nhiên không thể nhớ mọi thứ, hãy gọi cho bác sĩ. Đừng quên cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn dùng.

3.4. Ung thư và điều trị ung thư

Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng các loại thuốc hóa chất mạnh, có thể ảnh hưởng đến chức năng não. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nhớ các chi tiết như tên hoặc ngày tháng, khó thực hiện nhiều nhiệm vụ hoặc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc. Mặc dù tác dụng phụ này thường biến mất khá nhanh, nhưng một số người lại bị ảnh hưởng trong một thời gian dài sau khi điều trị. Hơn nữa, chính bệnh ung thư cũng có thể gây ra brain fog nếu khối u đã ảnh hưởng đến não.

3.5. Thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ có thể gặp khó khăn hơn trong việc học hoặc ghi nhớ mọi thứ khi đến giai đoạn mãn kinh, thường vào khoảng 50 tuổi. Không chỉ có não sương mù, phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị bốc hỏa (đổ mồ hôi bất thường, tăng nhịp tim và thân nhiệt) và những thay đổi khác của cơ thể. Thuốc bổ sung nội tiết tố và các loại thuốc khác có thể giúp kiểm soát tình trạng này.

3.6. Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)

Khi gặp phải tình trạng mệt mỏi mãn tính, cơ thể và tinh thần của bạn sẽ uể oải trong thời gian dài. Bạn có thể cảm thấy lơ ngơ, hay quên và không thể tập trung. Không có phương pháp chữa trị đặc hiệu cho chứng mệt mỏi mãn tính, nhưng liệu pháp thuốc men, tập thể dục và tư vấn tâm lý có thể hữu ích.

3.7.Trầm cảm

Việc bạn có thể không nhớ rõ mọi thứ hay suy nghĩ thấu đáo vấn đề một cách dễ dàng có thể làm mất năng lượng và động lực. Mặt khác, bệnh trầm cảm cũng ảnh hưởng đến não, chẳng hạn như tạo ra “sương mù”. Điều trị chứng trầm cảm bằng thuốc và liệu pháp tư vấn sẽ giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường.

3.8. Ngủ

Bạn cần ngủ để giúp não hoạt động bình thường, nhưng ngủ quá nhiều cũng có thể khiến bạn cảm thấy não sương mù. Mục tiêu là ngủ một đêm từ 7 - 9 tiếng. Để giờ nghỉ ngơi thực sự chất lượng, bạn nên tránh dùng caffeine và rượu sau bữa trưa, đồng thời không mang máy tính và điện thoại thông minh vào phòng ngủ. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày cũng là một thói quen tốt bạn nên thực hiện.

Giấc ngủ có liên quan mật thiết với brain fog
Giấc ngủ có liên quan mật thiết với brain fog

3.9.Lupus

Căn bệnh lâu dài này khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm vào cơ thể bạn. Các triệu chứng có thể khác nhau trong từng trường hợp. Khoảng 50% số người mắc bệnh lupus có vấn đề về trí nhớ, lú lẫn hoặc khó tập trung. Không có cách chữa trị khỏi bệnh lupus, nhưng dùng thuốc kết hợp tư vấn với bác sĩ trị liệu có thể giúp người bệnh.

Nếu không được điều trị, não sương mù có thể khiến bạn bực bội và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi tìm ra và giải quyết được nguyên nhân cơ bản, bạn có thể lấy lại tinh thần minh mẫn. Đôi khi, người bệnh chỉ cần bổ sung dinh dưỡng, chuyển thuốc hoặc cải thiện chất lượng giấc ngủ và tuân thủ lối sống khoa học để có thể giảm bớt chứng brain fog.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Foritakane
    Công dụng thuốc Foritakane

    Foritakane là thuốc có nguồn gốc thảo dược, để điều trị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, giảm tập trung, thiếu minh mẫn. Thuốc bào chế dưới dạng viên bao phim với các thành phần chính là: Cao ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • kimasuld
    Công dụng thuốc Kimasuld

    Kimasuld thuộc nhóm thuốc tâm thần. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Kimasuld sẽ giúp người bệnh dùng thuốc an toàn.

    Đọc thêm
  • Pracet
    Công dụng thuốc Pracet

    Thuốc Pracet có thành phần chính là Piracetam được chỉ định trong điều trị suy giảm trí nhớ, kém tập trung ở người cao tuổi. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong điều trị nghiện rượu mạn tính, thiếu máu ...

    Đọc thêm
  • usapira
    Công dụng thuốc Usapira

    Usapira là thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý về thần kinh và não bộ. Thuốc được đưa vào cơ thể theo đường tiêm. Vậy công dụng và cơ chế của thuốc Usapira là gì? Bài ...

    Đọc thêm
  • nasahep
    Công dụng thuốc Nasahep

    Thuốc Nasahep là thuốc điều trị chứng chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, thiếu tỉnh táo ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thuốc Nasahep không có tác dụng an thần, giảm đau, gây ngủ, hồi sức,... Thuốc ...

    Đọc thêm