Các vấn đề về nuốt: Chứng khó nuốt và rối loạn nuốt

Chứng khó nuốt là một trong những vấn đề rối loạn nuốt gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân. Vấn đề này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất là ở người cao tuổi hoặc trẻ sinh non, người gặp bất thường về não bộ/hệ thần kinh...

1. Thế nào là rối loạn nuốt?

Khi bị rối loạn nuốt, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày, bao gồm:

  • Ho trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn.
  • Cần nhiều thời gian và công sức mới có thể nhai hoặc nuốt.
  • Thức ăn/chất lỏng có thể bị nhiễu ra ngoài từ miệng không kiểm soát.
  • Thức ăn bị kẹt trong miệng.
  • Cảm thấy khó thở sau bữa ăn...

Từ đó, hàng loạt những hệ quả khác sẽ xảy ra:

  • Cơ thể mất nước, thiếu dinh dưỡng.
  • Thức ăn/chất lỏng đi trực tiếp vào đường thở.
  • Có khả năng gây ra viêm phổi, các nhiễm trùng phổi khác...

Dựa trên các đặc tính chính, chứng rối loạn nuốt có thể được chia thành 2 loại chính:

  • Khó nuốt: Gặp khó khăn khi nhai nuốt.
  • Nuốt đau: Khi nuốt có cảm giác đau buốt trong cổ họng hoặc thực quản.

Chứng khó tiêu chức năng
Người bị rối loạn nuốt cảm thấy khó thở sau khi ăn

2. Thế nào là chứng khó nuốt?

Khó nuốt là một khái niệm dùng để chỉ vấn đề khó khăn trong việc di chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Chứng khó nuốt có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó nhiều nhất là người cao tuổi và trẻ nhỏ.

2.1 Phân loại chứng khó nuốt

Dựa trên 3 giai đoạn nuốt, chứng khó nuốt được chia thành 3 loại chính:

  • Khó nuốt ở miệng: Vấn đề xảy ra ở miệng, thường có nguyên nhân từ việc lưỡi yếu sau đột quỵ. Người bị loại khó nuốt nay thường khó nhai thức ăn và vận chuyển thức ăn từ miệng đến vùng cổ họng.
  • Khó nuốt ở cổ họng: Vấn đề xảy ra ở cổ họng, thường có nguyên nhân từ sự bất thường ở hệ thần kinh và các dây thần kinh, có liên quan đến đột quỵ, bệnh xơ cứng teo cơ bên, bệnh Parkinson...
  • Khó nuốt tại thực quản: Vấn đề xảy ra ở thực quản, thường do tắc nghẽn hoặc có kích thích tại vị trí này. Thông thường, để điều trị, người ta bắt buộc phải sử dụng phẫu thuật.

2.2 Một số nguyên nhân gây ra khó nuốt

Chứng khó nuốt có thể đến từ nhiều nguyên nhân như:

  • Xơ cứng bì bên: Một dạng không thể chữa khỏi của thoái hóa thần kinh tiến triển. Theo thời gian, các dây thần kinh ở cột sống và não sẽ mất dần chức năng.
  • Đột quỵ: Có tế bào não chết do thiếu oxy vì lưu lượng máu lên não giảm. Nếu như tế bào não chết này kiểm soát việc nuốt, chứng khó nuốt hoặc rối loạn nuốt khác sẽ xảy ra.
  • Viêm thực quản bạch cầu ái toan: Xảy ra khi nồng độ bạch cầu ái toan tăng cao trong thực quản. Sự phát triển quá mức của những bạch cầu này sẽ tấn công hệ thống đường tiêu hóa, dẫn đến nôn mửa và khó nuốt thức ăn vào trong.
  • Bệnh đa xơ cứng: hệ thống thần kinh trung ương bị hệ thống miễn dịch tấn công, phá hủy các myelin.
  • Bệnh Parkinson: Một bệnh rối loạn thần kinh thoái hóa, theo thời gian có thể làm suy yếu nhiều hành động bình thường của bệnh nhân, trong đó có hoạt động nuốt.
  • Bệnh Goldflame: Các cơ dưới sự kiểm soát sẽ trở nên mệt mỏi, suy yếu do các vấn đề ở dây thần kinh kích thích sự co thắt của cơ bắp. Đây là một rối loạn tự miễn.
  • Co thắt thực quản: Thực quản hẹp, thường có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Ung thư thực quản: Ung thư xảy ra ở thực quản, thường có liên quan đến rượu, thuốc lá... hoặc trào ngược dạ dày thực quản...
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản gây khó nuốt

2.3 Biến chứng khó nuốt

Chứng khó nuốt nếu như không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên: xảy ra khi thức ăn do sai sót trong quá trình nuốt có thể đi vào phổi.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Mất nước...

3. Chẩn đoán chứng khó nuốt/rối loạn nuốt

Việc chẩn đoán các vấn đề nuốt được đề cập phía trên sẽ được xác định theo nhiều phương pháp:

  • Kiểm tra nuốt.
  • Xét nghiệm nuốt Barium: Bệnh nhân sẽ nuốt một chất lỏng chứa Bari và chất Bari này sẽ xuất hiện trong phim chụp X-Quang, giúp bác sĩ xác định rõ những gì đang xảy ra trong thực quản, đặc biệt là hoạt động của các cơ.
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng camera để nhịn xuống thực quản và nếu có nghi ngờ ung thư, họ sẽ làm sinh thiết...
Nội soi tai mũi họng ống mềm
Nội soi giúp chẩn đoán bệnh

4. Điều trị chứng rối loạn nuốt/chứng khó nuốt như thế nào?

Tùy theo loại khó nuốt đang xảy ra, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

4.1 Điều trị chứng khó nuốt ở hầu họng

Vấn đề thường liên quan đến thần kinh, do đó việc điều trị hiệu quả là một thách thức. Bên cạnh điều trị các bệnh nguyên nhân, một số phương pháp sẽ được sử dụng như liệu pháp nuốt, chế độ ăn uống... và nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được cho ăn qua ống.

4.2 Điều trị chứng khó nuốt ở thực quản

Chủ yếu là can thiệp phẫu thuật.

Có thể thấy, khó nuốt nói riêng và chứng rối loạn nuốt nói chung đã tạo ra không ít phiền toái cho bệnh nhân, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đáng lo ngại. Vì vậy, nếu bạn có những triệu chứng bất thường, bạn cần tìm gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan