Cách điều trị sốt thương hàn ở người lớn

Sốt thương hàn ở người lớn hay trẻ em đều gây ra những nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị sốt thương hàn, một số thông tin có liên quan để chủ động phòng, điều trị bệnh hiệu quả.

1. Sốt thương hàn là gì?

Sốt thương hàn hay còn gọi là thương hàn. Người ta hay gọi là sốt thương hàn bởi đặc trưng của bệnh thương hàn là sốt, sốt kéo dài. Sốt thương hàn là bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn có tên Salmonella typhi .

Vi khuẩn này có khả năng gây số cao, tiêu chảy, nôn, thậm chí là tử vong. Theo thống kê của WHO, có khoảng 21,5 triệu người bị sốt thương hàn mỗi năm trên toàn thế giới.

Bệnh sốt thương hàn ở người lớn có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Nhưng nếu như không điều trị, sốt thương hàn có thể gây tử vong, tỷ lệ này khoảng 25%.

Vi khuẩn Salmonella typhimurium (S. typhi) gây sốt thương hàn thường sống ở ruột và máu của người bệnh. Vi khuẩn gây bệnh sốt thương hàn xâm nhập qua miệng, sau khoảng 1-3 tuần trong ruột, chúng sẽ xuyên qua thành ruột vào máu. Từ đó, chúng bắt đầu xâm nhập sang các mô, cơ quan khác.

2. Nguyên nhân gây sốt thương hàn ở người lớn

Bệnh sốt thương hàn ở người lớn do vi khuẩn Salmonella typhimurium gây ra lây truyền qua thức ăn, đồ uống bị nhiễm chất thải của người đã nhiễm Salmonella typhimurium.

Có 2 con đường lây nhiễm sốt thương hàn chính đó là:

  • Ăn uống thực phẩm không đảm bảo, không nấu chín, nguồn nước sử dụng ô nhiễm;
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị sốt thương hàn, người mang vi khuẩn Salmonella typhimurium qua chất thải, tay chân, đồ dùng...

Một số trường hợp bị sốt thương hàn lành tính mang trùng mạn tính, tức là bị bệnh nhưng lại không có triệu chứng, không gặp phải các biến chứng mặc dù họ có vi khuẩn Salmonella typhimurium.

Những người khác mang vi khuẩn Salmonella typhimurium mặc dù được điều trị hết triệu chứng nhưng vi khuẩn vẫn còn cũng có thể lây nhiễm.

3. Triệu chứng sốt thương hàn ở người lớn

Người bị sốt thương hàn thường có các triệu chứng đầu tiên từ 6 – 30 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Salmonella typhimurium. Có 2 triệu chứng điển hình nhất khi bị sốt thương hàn ở người lớn đó là sốt và hồng ban.

Sốt thương hàn có đặc điểm là sốt cao, tăng dần, có thể lên tới 41 độ. Hồng ban có thể gồm các đốm màu hồng xuất hiện nhiều ở cổ, bụng của người bị sốt thương hàn. Tuy nhiên, không phải tất cả người bị sốt thương hàn đều có xuất hiện hồng ban.

Ngoài ra, một số triệu chứng khi bị sốt thương hàn ở người lớn cũng bao gồm:

  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau bụng;
  • Lú lẫn;
  • Buồn nôn;
  • ...

Người bị sốt thương hàn nếu tình trạng nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như:

Những triệu chứng khi bị sốt thương hàn ở người lớn khá điển hình, bạn cần chủ động nhận biết và đi khám, chữa trị sớm.

4. Phác đồ điều trị sốt thương hàn

Phác đồ điều trị sốt thương hàn chủ yếu là dùng kháng sinh, bởi đây là một bệnh nhiễm khuẩn. Bên cạnh kháng sinh bạn cần chú ý phải bù nước, dùng thuốc hạ sốt, với các trường hợp nặng có biến chứng thủng ruột thì cần phải thực hiện phẫu thuật.

Liều lượng khi dùng kháng sinh trong phác đồ điều trị sốt thương hàn gồm:

  • Ciprofloxacin/Ofloxacin: 15mg/ kg/ ngày, tối đa 20mg/ kg/ ngày;
  • Cephalosporin thế hệ III: dùng trong phác đồ điều trị sốt thương hàn theo liều từ 2 – 3g/ ngày;
  • Azithromycin: dùng theo liều từ 1g/ ngày;

Thời gian dùng kháng sinh trong phác đồ điều trị sốt thương hàn từ 5-7 ngày hoặc 10-14 ngày khi có biến chứng.

Thời gian: 5 – 7 ngày hoặc 10 – 14 ngày đối với trường hợp có biến chứng.

Cũng cần chú ý rằng, các loại vi khuẩn hiện nay có tình trạng kháng kháng sinh nhiều. Do đó, khi dùng kháng trong trong điều trị sốt thương hàn phải thận trọng.

Sốt thương hàn là một bệnh nguy hiểm, cần phải có các biện pháp dự phòng bằng cách:

  • Tiêm vaccin;
  • Uống nước sạch, đun sôi;
  • Ăn đồ ăn nấu chín;

Trên đây là một số thông tin về phác đồ điều trị sốt thương hàn ở người lớn cũng như các thông tin liên quan. Nếu còn băn khoăn nào khác về sốt thương hàn, bạn hãy tham khảo thông tin từ bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bệnh thương hàn lây truyền như thế nào?
    Bệnh thương hàn lây truyền như thế nào?

    Thương hàn là một trong những bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng sốt cao, táo bón, đôi khi là tiêu chảy kèm theo đau đầu chán ăn, người mệt mỏi. Bệnh ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Cefaxil
    Công dụng thuốc Cefaxil

    Cefaxil là thuốc kê đơn, có tác dụng trong điều trị các tình trạng viêm, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, da,... Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • medazolin
    Công dụng thuốc Medazolin

    Thuốc Medazolin là thuốc được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn do vi rút hoặc vi khuẩn tấn công. Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ để được hỗ trợ ...

    Đọc thêm
  • Cefabact
    Công dụng thuốc Cefabact

    Thuốc Cefabact thuộc nhóm trị ký sinh trùng, kháng nấm, virus và chống nhiễm khuẩn. Thuốc có công dụng và liều lượng sử dụng cụ thể như thế nào và ai nên dùng thuốc? Mọi thông tin sẽ được giải ...

    Đọc thêm
  • Kontaxim Inj
    Công dụng thuốc Kontaxim Inj

    Kontaxim Inj là thuốc dạng bột pha tiêm, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Kontaxim Inj thường được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da và mô mềm, ...

    Đọc thêm