Carbs có gây nghiện không? Những điều cần biết

Các loại thực phẩm giàu carb thường được nhiều người ưa chuộng và sử dụng hàng ngày. Vì thế mà nhiều người tin tưởng carbs có khả năng gây nghiện. Vậy carb có thực sự gây nghiện hay không?

1. Carbs là gì?

Carbonhydrate là chất dinh dưỡng chính trong cơ thể. Nó là nguồn năng lượng quan trọng nhất cho tế bào, mô, cơ quan. Ngoài ra, carb còn giúp lưu trữ năng lượng. Carb là thành phần cấu tạo nên các axit ribonucleic (RNA) và axit deoxyribonucleic (DNA), hỗ trợ vận chuyển thông tin và quá trình truyền tín hiệu tế bào.

Khi nghĩ về carb, đầu tiên mọi người sẽ liên tưởng đến các loại thức ăn có nhiều carb đã qua chế biến như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng, mì ống và gạo. Tuy nhiên, carb cũng chứa trong nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì nguyên cám.

ngũ cốc đậu
Các loại đậu chứa nhiều carbs

2. Carbs có gây nghiện không?

Nhiều người cho rằng rất khó để chúng ta có thể cưỡng lại các món ăn vặt, đặc biệt từ các thực phẩm có carb nhiều đường, muối và chất béo tinh chế. Đó là lý do thúc đẩy các nhà nghiên cứu bắt tay vào việc tìm hiểu liệu có mối liên hệ gì về các đặc điểm ý chí và hành vi của con người với các thực phẩm giàu carb hay không.

Một nghiên cứu lớn đã cho biết chế độ ăn giàu carb giúp kích thích não bộ liên tưởng đến cảm giác thèm ăn và khen thưởng. Nghiên cứu này cho thấy những người đàn ông béo phì hoặc thừa cân có hoạt động não cao hơn và đói nhanh hơn sau khi ăn bữa ăn có chỉ số đường huyết GI cao so với bữa ăn có GI thấp.

GI là viết tắt của chỉ số đường huyết, giúp xác định hàm lượng carb trong thức ăn, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm có GI cao làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với thực phẩm có GI thấp.

Giải thích thế nào cho trẻ về béo phì?
Những người béo phì sẽ nhanh đói hơn sau khi ăn bữa ăn có chỉ số đường huyết GI cao so với bữa ăn có GI thấp

2.1 Các nghiên cứu cho rằng carbs gây nghiện

Carb tinh chế dạng fructose có đặc tính gây nghiện gần giống với rượu. Fructose là một loại đường đơn giản được tìm thấy trong trái cây, rau và mật ong. Các nhà khoa học phát hiện fructose có khả năng gây kháng insulin, tăng lượng chất béo xấu trong máu, viêm gan và kích thích con đường hedonic trong não. Đây là con đường kích thích cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ thức ăn thông qua cảm xúc tích cực nhưng không phải vì đói thực sự hoặc có nhu cầu năng lượng. Từ đó làm tăng mức tiêu thụ chất béo, góp phần tăng trọng lượng cơ thể.

Carb có GI cao làm tăng nhanh chóng insulin, lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến hàm lượng dopamine. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp trao đổi thông tin giữa các tế bào và ảnh hưởng đến cảm xúc con người. Hơn nữa, các nghiên cứu trên loài chuột đã cho thấy ảnh hưởng của carb với lượng đường trong máu. Trong thí nghiệm, các con chuột được cho ăn các loại thức ăn có nhiều carb và dung dịch đường 10%, sau một thời gian cho nhịn ăn, đã quan sát được chúng có biểu hiện các hành vi lo lắng và giảm dopamine. Các thử nghiệm trên động vật đều cho kết quả rằng chúng có nghiện carb. Do đó, con người cũng nên giới hạn sử dụng carb một cách hợp lý.

Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, những người có xu hướng ăn theo cảm xúc thường chọn các loại thức ăn giàu carb hơn là loại thức ăn giàu protein khi có tâm trạng buồn bã.

Mật ong
Nhiều nghiên cứu chỉ ra chất fructose có trong mật ong có đặc tính gây nghiện

2.2 Các nghiên cứu phủ nhận carbs gây nghiện

Bên cạnh các nghiên cứu chứng minh carb gây nghiện thì cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra điều ngược lại, rằng carbs không thực sự gây nghiện.

Họ cho rằng không có đủ các nghiên cứu trên người và tin rằng hầu hết các nghiên cứu trên động vật cho thấy các hành vi giống như nghiện carb chỉ là thói quen khi chúng được cung cấp đường định kỳ chứ không phải từ tác dụng hóa học thần kinh của carbs.

Các nhà khoa học khác đã thực hiện một nghiên cứu ở 1.495 sinh viên đại học, trên những đối tượng họ cho rằng có dấu hiệu nghiện thực phẩm. Kết luận rằng chế độ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau có khả năng gây nghiện cao hơn là chỉ ăn một mình thực phẩm chứa carb.

Hơn nữa, một số nhà khoa học đã lập luận rằng nhiều công cụ được sử dụng để đánh giá hành vi ăn uống giống như nghiện, chỉ dựa vào có ý kiến mang tính chất chủ quan từ những người tham gia nghiên cứu.

Carbs là gì
Tuy vậy, nhiều nghiên cứu phủ nhận carbs gây nghiện

3. Những loại carbs có khả năng gây nghiện cao nhất

Năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Yale đã phát minh ra Thang đo Nghiện thực phẩm Yale (YFAS), cung cấp công cụ đo lường giúp đánh giá các hành vi ăn uống gây nghiện.

Năm 2015, các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan và Trung tâm nghiên cứu bệnh béo phì New York đã sử dụng thang đo YFAS để đo hành vi ăn uống giống như nghiện ở học sinh. Họ kết luận rằng GI cao, chất béo cao năng lượng và thực phẩm chế biến có liên quan nhiều nhất đến nghiện thực phẩm.

GL chính xác hơn GI trong việc xác định cách thức ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bảng dưới đây cho thấy các loại thức ăn, mức độ gây nghiện carb và tải lượng đường huyết GL của chúng.

Ngoại trừ phô mai thì 9 loại thực phẩm còn lại theo thang điểm YFAS đều giàu carb. Tuy nhiên, các thực phẩm trên gần như đều có chứa phô mai. Hơn nữa, cả 10 loại thực phẩm này đều là thực phẩm đã qua chế biến, ngoài carb ra, chúng còn chứa nhiều đường, muối và chất béo.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

457 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan