Chagas là bệnh gì?

Chagas là một loại bệnh gây ra do loài ký sinh trùng Trypanosoma cruzi. Loài ký sinh trùng này lây truyền sang các động vật và người do các vector côn trùng, các vector này chỉ được tìm thấy chủ yếu từ các vùng nông thôn của châu Mỹ.

1. Chagas là bệnh gì? Bệnh chagas có lây không?

Ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây ra bệnh Chagas. Loại ký sinh trùng này có trong bọ xít hút máu Triatoma cả ở người và động vật lần đầu phát hiện tại Châu Mỹ nên còn gọi là Trypanosomiasis Mỹ. Căn bệnh này lưu hành khắp các vùng Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ sang phía nam Argentina.

Ký sinh trùng Trypanosoma cruzi sẽ ẩn mình trong các vết nứt kẽ của tường vách và mái tranh, phát triển mạnh trong điều kiện sống thấp

Theo nghiên cứu, con người sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc với phân của loài bọ xít hút máu Triatoma - một loại côn trùng hút máu người và động vật. Từ đó ký sinh trùng Trypanosoma cruzi sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết đốt hoặc vết xước ở da (do ngứa gãi) hoặc qua kết mạc; lây nhiễm thông qua đường tiêu hóa (khi ăn phải thức ăn bị nhiễm ký sinh trùng), qua đường máu và từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

bọ có cánh triatominae
Hình ảnh bọ có cánh triatominae (reduviid) là nguyên nhân gây ra bệnh Chagas

2. Nguyên nhân gây mắc bệnh Chagas

Nguyên nhân chính gây mắc bệnh Chagas là do loài bọ xít hút máu Triatoma đốt.

Vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ, bọ xít này sẽ xuất hiện. Các con bọ thải phân trên da sau khi đốt và tiêu máu. Người bị đốt bị nhiễm nếu có ký sinh trùng Trypanosoma cruzi trong phân của bọ xít vào cơ thể qua các vết thương trên da. Nếu vô tình chạm vào hay gãi nhẹ vào chỗ phân của bọ xít lên các vị trí như: Vết thương, mắt, miệng thì sẽ bị bệnh.

Ngoài ra còn có thể bị nhiễm theo một số con đường khác:

  • Ăn các thực phẩm chưa nấu chín. Trong thực phẩm có dính phân của bọ xít nhiễm bệnh;
  • Truyền bệnh từ phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai sang con
  • Lây truyền qua đường máu
  • Trong quá trình ghép tạng và cơ quan khác
  • Phơi nhiễm tình cờ với các chế phẩm dính mầm bệnh tại phòng thí nghiệm.
  • Nếu là mẹ đang trong thời kỳ cho con bú bị nhiễm bệnh Chagas, người mẹ nên bơm và chữa lành núm vú trước khi tiến hành cho bú trực tiếp.
Bệnh Chagas
Khi bị bọ xít hút máu Triatoma đốt, bạn có thể sẽ bị bệnh chagas

3. Biến chứng của bệnh chagas gây ra?

Bệnh Chagas nếu để lâu không được chữa trị có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí là tử vong.

Các biến chứng của bệnh Chagas mạn tính gồm có:

  • Các bất thường phì đại tim, bệnh lý cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, ngừng tim, thậm chí đột tử. Giãn cơ tim sẽ khiến tim không thể bơm máu tốt.
  • Các biến chứng về hệ tiêu hóa, như phì đại thực quản (megaesophagus); phì đại đại tràng (megacolon) dẫn đến khó ăn uống và đại tiện;
  • Trên những đối tượng bị suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV/AIDS và đang dùng thuốc điều trị ung thư,... bệnh Chagas có thể tái hoạt động và khi đó có thể phát hiện ký sinh trùng trong tuần hoàn máu. Điều này khi xảy ra có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
dieu-tri-suy-tim-cap-chua-cai-thien-voi-thuoc
Một biến chứng của bệnh chagas chính là gây suy tim

4. Biện pháp xử lý, ngăn chặn bệnh Chagas

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của y tế, xã hội, bệnh Chagas đã được kiểm soát và điều trị bệnh. WHO đã thiết lập một hệ thống giám sát và đang làm việc với các quốc gia để cải tiến trong tất cả các lĩnh vực cùng với việc phá hủy nơi trú ẩn và tăng cường việc sàng lọc những người hiến máu.

Phòng ngừa và kiểm soát khu vực địa lý bị ảnh hưởng bằng cách:

  • Phun thuốc trong nhà và khu vực xung quanh bằng thuốc diệt côn trùng tồn lưu
  • Vệ sinh khu vực đang sinh sống, cải tạo tường và mái nhà nơi cư ngụ (ví dụ như trát lại các vết nứt) và tăng cường vệ sinh trong nhà để ngăn ngừa sự xâm nhập của véc tơ.
  • Phát quang bụi cây, bụi rậm, ao tù nước ẩm, khu ẩm thấp
  • Thực hiện các biện pháp kiểm soát cá nhân như sử dụng màn ngủ
  • Thực hiện vệ sinh tốt khi chuẩn bị, vận chuyển, lưu trữ và tiêu thụ thực phẩm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan