Chăm sóc, tập luyện, quản lý bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Tiểu đường có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt với người cao tuổi. Đồng thời căn bệnh tiểu đường này không thể điều trị khỏi hoàn toàn, người bệnh sẽ phải “sống chung” với nó mãi, nên việc chăm sóc, tập luyện, quản lý bệnh tiểu đường ở người cao tuổi vô cùng quan trọng.

1. Tiểu đường là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là lượng đường trong máu cao hơn bình thường.

Insulin là hormon được sinh ra từ tuyến tụy, nằm phía sau, bên dưới của dạ dày. Insulin có nhiệm vụ dự trữ, sử dụng đường, chất béo từ thức ăn cho cơ thể. Vì vậy, bệnh tiểu đường xuất hiện khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin cho cơ thể hoặc cơ thể không đáp ứng, phù hợp với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Bị tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Nguyên nhân bị tiểu đường ở người cao tuổi

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không chuyển hóa chất bột đường từ thực phẩm hấp thụ hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Khi đó lượng đường tích tụ tăng dần trong máu.

Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao, tích tụ dần theo thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra những biến chứng ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh, mạch máu não và các bệnh lý nghiêm trọng khác. Đây là những biến chứng mạn tính nguy hiểm.

Ngoài ra, người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị những bệnh khác có ảnh hưởng đến đường máu hoặc lối sống ít vận động.

3. Biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới:

Tim mạch, mạch máu não

Tim là căn bệnh gây tử vong cao nhất của các bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường.

Thận

Người bị tiểu đường sẽ kèm theo các tổn thương mạch máu ở thận, khiến thận suy yếu.

Thận hư
Bệnh tiểu đường khiến thận suy yếu

Thần kinh

Khi các dây thần kinh khắp cơ thể tổn thương, sẽ khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa và nhiều cơ quan chức năng khác.

Biến chứng liên quan tới mắt

giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Tàn phế

Đái tháo đường ở người già còn thường bị giảm sút trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm, Alzheimer...

Sức đề kháng kém, nguy cỡ nhiễm trùng vết thương hở rất cao.

4. Chế độ tập luyện cho người tiểu đường

Chăm sóc, tập luyện, quản lý bệnh tiểu đường ở người cao tuổi vô cùng quan trọng.

Tiểu đường không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát mức insulin ổn định, làm giảm các triệu chứng của đường máu cao như: cơ thể mệt mỏi, uống nhiều nước do khát, đi tiểu nhiều,... Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường huyết quá cao.

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc, lâu dài cho người cao tuổi mắc tiểu đường như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn,giảm cân...

Tập thể dục điều độ

Người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tập thể dục thường xuyên để tăng cường cơ bắp, duy trì sự linh hoạt, giữ thăng bằng cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh và kéo dài tuổi thọ, cải thiện tinh thần, giữ cân nặng ổn định, tránh béo phì.

Theo khuyến cáo, thời gian tốt để tập luyện cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường là từ một đến ba giờ sau khi ăn, vì lúc đó lượng đường trong máu thường cao hơn.

Người già
Người bệnh cần thường xuyên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn. Giảm tinh bột, mỡ động vật.

Nên thay thế bằng thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc...

Ăn ít muối

Người lớn tuổi thường uống ít nước hơn khiến cho cơ thể bị mất nước, đặc biệt trong thời gian bệnh, vì vậy cần bổ sung uống thêm nhiều nước

Nếu béo phì thì cần giảm cân giảm calo nhưng vẫn phải bảo đảm cung cấp đầy đủ các vitamin, nhất là vitamin nhóm B.

Dùng đúng loại thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

Sử dụng đúng liều lượng thuốc theo đơn thuốc bác sĩ cho vì thuốc điều trị bệnh tiểu đường nếu sử dụng quá liều sẽ có nguy cơ gây hạ đường huyết nguy hiểm. Tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá, kiểm tra sức khỏe cho người bệnh

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

301 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • hạ đường huyết sau ăn
    Người hạ đường huyết nên ăn uống thế nào?

    Mẹ em bị hạ đường huyết khi đo thì tầm 40 đến 60. Sáng mẹ em dậy ăn sáng rồi uống thuốc thế vẫn hạ. Đến chiều đo thì tăng lên hơn 120. Vậy bác sĩ cho em hỏi người ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Qtern
    Tác dụng của thuốc Qtern

    Qtern là thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 kết hợp 2 hoạt chất là Dapagliflozin và Saxagliptin. Quá trình sử dụng thuốc Qtern cần tuân thủ nhiều vấn đề khác nhau. Vậy quá trình điều trị đái tháo ...

    Đọc thêm
  • Thuốc kháng sinh
    Tác dụng của thuốc Avandaryl

    Thuốc Avandaryl có thành phần glimepiride và rosiglitazone được chỉ định trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2, đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên thuốc không được khuyến nghị sử dụng cùng với ...

    Đọc thêm
  • Davilite
    Công dụng thuốc Davilite

    Davilite là thuốc kê đơn, dùng theo hướng dẫn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Davilite sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • wonlicla
    Công dụng thuốc Wonlicla

    Thuốc Wonlicla là thuốc kê đơn chứa thành phần chính là Gliclazide 80mg. Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cần phải mua và sử dụng phải có đơn thuốc của bác sĩ. Vậy Wonlicla là thuốc gì? Công dụng ...

    Đọc thêm