Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản trẻ nhỏ là bệnh đường hô hấp thường gặp do các yếu tố dị ứng gây ra. Chẩn đoán phát hiện hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

1. Tổng quan về bệnh hen phế quản trẻ nhỏ

Bệnh hen phế quản trẻ nhỏ là tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính do những yếu tố kích thích như thời tiết, khói bụi, các dị nguyên,... làm tăng nhạy cảm phế quản và gây ra những triệu chứng như ho, khò khè, thở nhanh, đau ngực. Tuy nhiên, có một số trường hợp (trẻ dưới 2 tuổi) chỉ có triệu chứng khò khè nhẹ và thoáng qua và một số trường hợp có thể không có triệu chứng cho đến khi trẻ được 6 tuổi.

Hen phế quản ở trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều đợt tái phát. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể để lại nhiều di chứng về đường hô hấp sau này.

2. Chẩn đoán hen phế quản trẻ nhỏ

Chẩn đoán hen phế quản trẻ nhỏ bao gồm 3 bước sau:

  • Bước 1: Bệnh sử của trẻ
  • Bước 2: Thăm khám trên lâm sàng
  • Bước 3: Các phương pháp đánh giá chức năng hô hấp và xét nghiệm khác

2.1 Bệnh sử của trẻ

Trẻ có tiền sử lặp đi lặp lại các triệu chứng như:

Những triệu chứng của hen phế quản trẻ nhỏ thường xảy ra vào ban đêm với mức độ nặng hơn, có thể khiến trẻ phải thức giấc. Bệnh có thể tiến triển nặng hơn khi trẻ bị nhiễm siêu vi, tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, khói bụi, thời tiết thay đổi, vận động gắng sức như tập luyện thể thao.

Hen phế quản trẻ nhỏ
Hen phế quản trẻ nhỏ

Hen phế quản trẻ nhỏ thường bị chẩn đoán sót, nhất là khi trẻ bị nhiễm trùng hô hấp kèm theo nhưng không được điều trị phù hợp. Vì vậy, cần cân nhắc chẩn đoán bệnh hen ở trẻ nhỏ có những chẩn đoán thường lặp lại như:

Nguyên nhân khiến hen phế quản trẻ nhỏ thường bị chẩn đoán sót là do các yếu tố sau:

Chẩn đoán hen phế quản trẻ nhỏ cũng cần dựa vào những dấu hiệu nghi ngờ không phải hen như:

  • Trẻ bị tím tái, nôn khi ăn hoặc bú
  • Trẻ không tăng cân
  • Trẻ có ngón tay hình dùi trống
  • Trẻ không đáp ứng với điều trị hen thích hợp
Trẻ không tăng cân
Trẻ không tăng cân có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn

2.2. Thăm khám lâm sàng

Thăm khám lâm sàng cần đánh giá nhanh mức độ cơn hen phế quản trẻ nhỏ để kịp thời xử lý:

  • Hen nhẹ: Trẻ vẫn tỉnh táo, chỉ khó thở khi gắng sức, vẫn có thể nằm được. Trẻ thở nhanh nhưng không có co lõm lồng ngực. SpO2 > 95%.
  • Hen trung bình: Trẻ tỉnh táo, có triệu chứng khó thở rõ, có thể không nằm được. Trẻ thở nhanh và có co lõm lồng ngực. SpO2 đo được nằm trong khoảng 92 - 95%.
  • Hen nặng: Trẻ vật vã, bị kích thích và liên tục thấy khó thở, không ngồi được, phải nằm đầu cao. Bệnh hen phế quản trẻ nhỏ khiến trẻ thở nhanh và có co lõm lồng ngực. SpO2 <92%.
  • Hen nguy kịch: Trẻ tím tái, hôn mê, thở chậm hoặc có cơn hen ngưng thở. Nghe phế nang có tiếng rì rào giảm hoặc có thể không nghe được. SpO2 <92%.
Thuốc lá
Kiểm soát và điều trị hen phế quản trẻ nhỏ cần tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

2.3 Các phương pháp đánh giá chức năng hô hấp và một số xét nghiệm khác

Các phương đánh giá chức năng hô hấp và xét nghiệm được dùng chẩn đoán hen phế quản trẻ nhỏ gồm có:

  • Hô hấp ký: Đo chức năng hô hấp với các chỉ số FEV1, FVC, tỉ lệ FEV1/FVC. Kết quả cho thấy hội chứng tắc nghẽn có đáp ứng với kích thích beta 2 nếu FEV1 giảm, tỉ lệ FEV1/FVC <0,8, sau khi dùng thuốc giãn phế quản thì FEV1 tăng lên 200ml hoặc 12%.
  • Đo lưu lượng đỉnh: Tiến hành đo và theo dõi lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) của trẻ từ 1 - 2 tuần khi trẻ có các triệu chứng hen nhưng đo hô hấp ký cho kết quả bình thường. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp đánh giá độ nặng của bệnh hen phế quản trẻ nhỏ để từ đó bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp.
  • Đo khí NO thở ra: Đây là nghiệm pháp đo lường chỉ số sinh học không xâm lấn được chỉ định với những trường hợp trẻ bị viêm khi khò khè tái phát. Đo NO thường tăng cao trên người bệnh hen suyễn hoặc trong các cơn hen cấp, giảm khi người bệnh được điều trị với thuốc corticoid dạng hít hoặc uống. Nghiệm pháp này có tỷ lệ chẩn đoán chính xác lên đến trên 80% các trường hợp mắc phải bệnh hen.
đo lưu lượng đỉnh
Sử dụng đo lưu lượng đỉnh kế để đánh giá chức năng hô hấp

2.4 Các tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản trẻ nhỏ

Chẩn đoán hen phế quản trẻ nhỏ dựa vào 5 tiêu chuẩn sau:

  • Trẻ thường xuyên tái phát cơn ho và khò khè
  • Sau khi đã loại trừ những nguyên nhân gây ho, khò khè khác
  • Trẻ có các yếu tố nguy cơ hen suyễn
  • Có đáp ứng với thuốc giãn phế quản
  • Thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán cho thấy trẻ bị hen

3. Hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị

3.1 Điều trị bằng thuốc

Điều trị hen phế quản trẻ nhỏ bằng thuốc gồm có thuốc cắt cơn và thuốc ngừa cơn:

  • Thuốc cắt cơn gồm có: thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn (Ventolin dạng tiêm hoặc uống, Bricanyl dạng uống), Ipratropium bromide (Atrovent, Combivent), Corticosteroid dạng uống hoặc tiêm (dùng trong thời gian ngắn), Theophylin dạng tiêm, Sulfate magie.
  • Thuốc ngừa cơn gồm có: Corticosteroid dạng hít - ICS (beclomethasone, budesonide, fluticasone), thuốc đồng vận beta tác dụng dài (formoterol, salmeterol dùng cho trẻ trên 5 tuổi), Leukotriene modifier (montelukast, zafirlukast), Theophylline phóng thích chậm, Anti-IgE.

Những yếu tố có thể khiến bệnh hen phế quản trẻ nhỏ tiến triển nặng:

  • Trẻ bị viêm mũi hoặc viêm xoang
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Trẻ bị dị ứng với thuốc

Nếu điều trị thích hợp các tình trạng nêu trên có thể làm giảm tần suất và độ nặng của cơn hen.

Viêm xoang ở trẻ
Viêm xoang làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen phế quản của trẻ em

3.2 Kiểm soát các yếu tố trong điều trị hen phế quản trẻ nhỏ

Điều trị hen phế quản trẻ nhỏ cần kiểm soát các yếu tố góp phần làm nặng cơn hen bằng cách:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường, người đang bị bệnh cúm, chủ động phòng ngừa bệnh cúm bằng tiêm vắc-xin cúm.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường ngủ sạch sẽ.

Tránh tiếp xúc với thú nuôi, côn trùng.

3.3 Đánh giá và theo dõi điều trị, kiểm soát hen phế quản trẻ nhỏ

Điều trị hen phế quản trẻ nhỏ cần đưa trẻ tái khám định kỳ nhằm kiểm tra tuân thủ điều trị, tăng hoặc giảm liều thuốc (nếu cần) và đánh giá ACT, CACT.

  • Hen phế quản chưa kiểm soát: Đưa trẻ tái khám 2 tuần/lần.
  • Hen phế quản kiểm soát một phần: Đưa trẻ tái khám 1 tháng/lần.
  • Hen phế quản kiểm soát triệt để: Đưa trẻ tái khám 3 tháng/lần.
Khám bệnh cho trẻ em
Trẻ em mắc bệnh hen phế quản cần được đi khám sức khỏe định kỳ

3.4 Cách xử trí cơn hen phế quản trẻ nhỏ tại nhà

Khi trẻ có triệu chứng ho, thở khò khè, thở mệt, cho trẻ 2 nhát xịt Salbutamol 100 microgam (với trẻ nhỏ cần 4 nhát xịt kết hợp babyhaler) với liều dùng 20 phút/lần trong 1 giờ đầu nếu trẻ chưa cắt cơn. Sau đó, đánh giá khả năng đáp ứng xử trí cơn hen phế quản trẻ nhỏ:

  • Trẻ đáp ứng tốt nếu trẻ hết thở mệt và xử trí cắt cơn hen kéo dài 4 giờ: Tiếp tục xịt Salbutamol 100 microgam cho trẻ 3 - 4 giờ/lần trong 1 - 2 ngày. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ liên hệ bác sĩ để đưa trẻ đi khám.
  • Trẻ đáp ứng không hoàn, chỉ cắt cơn hen trung bình: Cho trẻ tiếp tục hít salbutamol từ 1 - 2 giờ/lần, dùng corticoid dạng uống và đưa trẻ đi khám sớm nhất trong ngày.
  • Trẻ không đáp ứng với thuốc và còn triệu chứng thở mệt: Cho trẻ tiếp tục hít Salbutamol kết hợp với Ipratropium, dùng corticoid dạng uống. Trẻ được đưa đi cấp cứu gấp.

Hen phế quản trẻ nhỏ cần được phát hiện để sớm kiểm soát, điều trị bệnh. Trong điều trị cần chú ý tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đưa trẻ tái khám định kỳ.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý hô hấp mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Đặc biệt hiện nay để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn triển khai nhiều các dịch vụ y tế, trong đó có Gói tầm soát hen phế quản giúp tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát, điều trị bệnh và thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng, sàng lọc hen phế quản.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan