Chỉ định truyền tủa đông (cryoprecipitate) trong tình huống nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ mất máu mà các bác sĩ sẽ chỉ định truyền tủa đông hay các chế phẩm của máu để thực hiện cấp cứu một cách phù hợp nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch và được cứu sống trong gang tấc.

1. Truyền tủa đông là gì?

Truyền tủa đông hay còn gọi là truyền máu là một hoạt động nhận máu hay các chế phẩm từ máu như hồng cầu lắng, tiểu cầu và huyết tương từ người cho. Theo đó, lượng tủa đông này được lưu trữ lại trong túi nhựa và truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay của người nhận.

Việc truyền kết tủa không gây cảm giác đau cho người nhận nhưng có thể khiến người cho đau một chút. Mỗi đơn vị máu được truyền cho người nhận có thể kéo dài từ 2 - 4 giờ.

Việc truyền máu và chế phẩm máu có mục đích chữa bệnh. Do đó, máu và chế phẩm máu phải được sử dụng cho đúng bệnh nhân vào thời điểm thích hợp và truyền đúng loại.

Nếu không cần thiết phải truyền tủa đông mà còn có biện pháp khác để thay thế thì việc này là chống chỉ định.

Theo đó, việc truyền tủa đông có tác dụng cung cấp các thành phần hữu hình như: hồng cầu, tiểu cầu, có thể cả bạch cầu với bệnh nhân tuyệt lạc bạch cầu. Đồng thời cung cấp các yếu tố đông máu và protein máu tạo áp lực keo.

2. Truyền tủa đông có an toàn hay không?

Truyền tủa đông khá an toàn vì đây là một quy trình khép kín với nhiều giai đoạn từ việc tìm người cho hiến máu, tiếp đến người cho máu sẽ được thăm khám lâm sàng, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm hay các bệnh về máu. Khi thực hiện thăm khám và làm xét nghiệm người cho máu sẽ được chỉ định truyền lượng máu phù hợp, nhân viên y tế thu thập và sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, bảo quản máu và phân phối.... Cuối cùng đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu cho người nhận.

Tuy nhiên, việc truyền máu cũng có thể gây ra một số nguy cơ lây bệnh qua đường máu hoặc gặp một số tai biến như: Do bất đồng miễn dịch, quá tải, máu bị nhiễm khuẩn và do các chất trung gian hình thành khi lưu trữ máu. Đặc biệt có thể khiến cơ thể bị ứ sắt, gây ra các phản ứng miễn dịch tiềm tàng.

Hiện nay, việc thực hiện truyền tủa đông được thực hiện tại rất nhiều các cơ sở y tế, bệnh viện và được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị nội khoa, ngoại khoa, sản, nhi khoa và nhiều các chuyên khoa khác nhằm mục tiêu bồi hoàn thể tích tuần hoàn máu và thành phần thiếu của máu, hoặc giúp bệnh nhân hồi sức khi dùng thuốc hóa trị có ảnh hưởng đến tủy xương. Đặc biệt, trong quá trình sinh nở, chuyển dạ các sản phụ có nguy cơ mất máu nhiều, băng huyết nếu không được truyền máu kịp thời có thể gây tử vong nhanh chóng.

Truyền máu
Quy trình truyền tủa đông khép kín và an toàn

3. Chỉ định truyền tủa đông trong tình huống nào?

Máu và các chế phẩm máu từ người cho máu sẽ được sử dụng để thay thế cho lượng máu đã mất ở người nhận, đồng thời điều chỉnh những bất thường trong máu mà không có bất kỳ giải pháp nào có thể thay thế được. Theo đó, các trường hợp bệnh nhân sau đây sẽ được các bác sĩ chỉ định truyền máu:

  • Bị mất máu nghiêm trọng do phẫu thuật, tai nạn, chấn thương
  • Mắc bệnh thiếu máu, chảy máu, rối loạn đông máu
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý và các rối loạn máu.

Trước khi thực hiện các bác sĩ sẽ giải thích với bệnh nhân nguyên tắc và nguyên do phải truyền máu. Nhưng trong có các trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cần phải tuân theo và không được từ chối để đảm bảo an toàn cho tính mạng. Cụ thể việc truyền máu và các chế phẩm từ máu được chỉ định cụ thể như sau:

3.1. Máu toàn phần

Được chỉ định truyền cho các đối tượng mất nhiều máu (mất ≥1/3 lượng máu cơ thể). Tuy nhiên không nên truyền cho bệnh nhân mắc bệnh suy thận, suy tim, chỉ thiếu máu đơn thuần.

3.2. Khối hồng cầu

Khối hồng cầu là máu toàn phần đã được ly tâm và tách phần huyết tương. Tuỳ cách sản xuất mà có các loại khối hồng cầu khác nhau.

  • Khối hồng cầu đậm đặc: Chỉ định truyền trong các trường hợp thiếu máu.
  • Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản: Chỉ định trong các trường hợp thiếu máu do suy tim, suy thận...
  • Khối hồng cầu nghèo bạch cầu: Được chỉ định trong trường hợp thiếu máu đơn thuần.
  • Khối hồng cầu rửa: Chỉ định truyền cho bệnh nhân trong trường hợp thiếu máu tan máu tự miễn.
  • Khối hồng cầu lọc bạch cầu và khối hồng cầu chiếu xạ: Được chỉ định cho bệnh nhân thiếu máu có giảm nặng miễn dịch, bệnh nhân ghép tạng và bệnh nhân chuẩn bị ghép.

3.3. Khối tiểu cầu

Có 2 loại khối tiểu cầu được chỉ định truyền trong từng trường hợp như sau:

  • Khối tiểu cầu tách từ máu toàn phần: Chỉ định truyền trong bệnh gây giảm tiểu cầu, nhất là giảm tiểu cầu sau điều trị bệnh ác tính.
  • Khối tiểu cầu tách chiết ( apheresis): Được chỉ định truyền với các bệnh nhân giảm tiểu cầu nặng; sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm tiểu cầu sau điều trị hóa chất hoặc trong các bệnh suy tủy, rối loạn sinh tủy.

3.4 Huyết tương đông lạnh

Phần huyết tương được tách ra từ máu toàn phần trong thời gian 6 giờ kể từ khi lấy máu gọi là huyết tương tươi, nếu bảo quản lạnh thì gọi là huyết tương đông lạnh.

Theo đó, huyết tương đông lạnh được chỉ định trong các trường hợp thay thế huyết tương, rối loạn đông máu, bệnh Hemophilia A & B, tai biến dùng quá liều kháng vitamin K, bù các thành phần và thể tích huyết tương, shock do bỏng hoặc mất nhiều máu do chấn thương, phẫu thuật.

3.5 Tủa

Tủa là chính là huyết tương tươi đông lạnh ở 4 °C bị tan ra một phần được các li tâm thu nhận. Theo đó, tủa được chỉ định truyền cho bệnh nhân rối loạn đông máu, bệnh nhân Hemophilia A.

Huyết tương giàu tiểu cầu
Huyết tương tươi đông lạnh ở 4 °C được truyền cho bệnh nhân rối loạn đông máu,

3.6. Huyết tương tươi đã tách tủa

Huyết tương được tách sau khi lấy tủa ở huyết tương tươi đông lạnh có thể chỉ định truyền trong các trường hợp mất huyết tương, hemophilia B, tai biến quá liều kháng vitamin K.

3.7. Huyết tương đông lạnh

Huyết tương đông lạnh là huyết tương tách từ máu toàn phần nhưng tách sau 6 giờ đồng hồ kể từ khi lấy máu và bảo quản - 25 °C. Huyết tương đông lạnh được chỉ định trong trường hợp mất huyết tương, thiếu thể tích máu.

3.8. Các chế phẩm khác

Khối bạch cầu hạt được tách từ phần Buffy Coast và tập hợp (pool) của nhiều người cho máu. Được chỉ định cho các bệnh nhân nhiễm trùng nặng, không còn bạch cầu hạt, điều trị bằng kháng sinh không kết quả.

Chế phẩm huyết tương bất hoạt virus dùng các hóa chất, hoặc tia cực tím chiếu bất hoạt virus.

Việc chỉ định truyền máu (tủa đông) phải đảm bảo nguyên tắc đúng và hợp lý, đồng thời cân nhắc kỹ càng trước mỗi trường hợp có quyết định truyền máu và các chế phẩm từ máu. Theo đó, chỉ nên truyền máu trong trường hợp cần thiết, thiếu thành phần nào bổ sung thành phần đó, hạn chế tối đa việc truyền máu toàn phần.

Trong trường hợp người bệnh có hiện tượng phản ứng với việc truyền máu thì sẽ được bác sĩ kê toa thuốc trước khi thực hiện những lần truyền máu tiếp theo hoặc sẽ được truyền một sản phẩm máu khác để giúp ngăn ngừa phản ứng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện quy định truyền máu trong việc cấp cứu, điều trị trong các bệnh lý sản khoa, phẫu thuật, cấp cứu chấn thương,... Theo đó việc sử dụng máu và các chế phẩm từ máu đều tuân theo quy trình chuẩn, khép kín, nghiêm ngặt đảm bảo an toàn tối đa cho người nhận máu. Đặc biệt các quy trình nhận, bảo quản và chỉ định truyền máu đều được đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao được đào tạo bài bản và vận hành trên hệ thống máy móc hiện đại đem lại kết quả điều trị tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan