Chứng loạn vận động muộn (tardive dyskinesia) do thuốc

Chứng loạn vận động muộn (tardive dyskinesia hay TD) là một loại hội chứng thần kinh xảy ra khi bệnh nhân có các cử động cơ ngẫu nhiên và không chủ ý, thường xảy ra ở phần mặt, lưỡi, môi hoặc phần hàm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể các vấn đề xoay quanh chứng loạn vận động muộn do thuốc.

1. Thế nào là loạn vận động muộn?

Chứng rối loạn vận động muộn là một hội chứng thần kinh gây ra các cử động ngẫu nhiên, những cử động co giật không có chủ ý, xảy ra ở các bộ phận ở mặt thấp như hàm, môi và lưỡi. Loạn vận động muộn cũng gây ra cử động vô ý trên nhiều bộ phận khác. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cũng có thể co giật ở cánh tay, ngón tay, vùng chân và ngón chân. Nếu bệnh ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể cử động bất kì trên toàn bộ cơ thể.

Một số loại cử động cụ thể của loạn vận động muộn bao gồm:

  • Nhíu môi, nhăn mặt hoặc mím môi.
  • Nhai đi nhai lại.
  • Nháy mắt liên tục.
  • Khua tay, khua chân không chủ ý.
  • Các ngón tay co giật ngẫu nhiên...

Chứng loạn vận động muộn không chỉ gây ra các hệ quả xấu lên cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân, mà còn dẫn đến sự tiêu cực hóa về cảm xúc của họ. Hầu hết những người mắc phải loạn vận động muộn đều có xu hướng:

  • Bối rối và xấu hổ bởi các hành vi vô thức của mình.
  • Thất vọng, cảm thấy bất lực vì không kiểm soát được bản thân.
  • Luôn trong tâm trạng lo lắng bởi không biết khi nào các hành động này xuất hiện.

2. Điều gì gây ra hội chứng loạn vận động muộn Tardive Dyskinesia?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng loạn vận động muộn Tardive Dyskinesia là do tác dụng phụ của thuốc rối loạn cảm xúc, hay còn gọi là thuốc an thần. Đây là các loại thuốc có chức năng chủ yếu trong việc điều trị và cải thiện các chứng rối loạn tâm thần như: rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt... và một số bệnh tâm thần phổ biến khác.

Các loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ức chế và ngăn chặn thụ thể dopamin trong não. Trong khi đó, dopamin lại là một chất dẫn truyền thần kinh với vai trò quan trọng trong hoạt động vận động. Khi nồng độ dopamin giảm xuống thấp dưới mức an toàn, các cử động sẽ bắt đầu không còn tuân theo chỉ đạo của não, dẫn đến hành vi vô thức hay lớn hơn là hội chứng loạn vận động muộn.

Hiện nay, thuốc chống loạn thần gồm 2 loại là thuốc điển hình và thuốc không điển hình. Trong đó, thuốc chống rối loạn cảm xúc điển hình đem lại nguy cơ mắc chứng loạn vận động muộn cao hơn. Tác dụng phụ của thuốc rối loạn cảm xúc này thường xuất hiện sau khoảng 3 tháng sử dụng thuốc liên tục và không phải mọi bệnh nhân dùng thuốc đều dẫn đến hội chứng này.

loạn vận động muộn
Nguyên nhân chủ yếu gây loạn vận động muộn là do tác dụng phụ của thuốc rối loạn cảm xúc

3. Chứng loạn động muộn do thuốc nào gây ra?

Như đã trình bày ở phần trước, chứng loạn vận động muộn Tardive Dyskinesia xảy ra chủ yếu do tác dụng phụ của thuốc rối loạn cảm xúc. Dưới đây là một số nhóm thuốc cụ thể có khả năng gây ra hội chứng rối loạn này.

Nhóm thuốc chống loạn thần cũ, gồm:

  • Nhóm Chlorpromazine (Thorazine, Promepar).
  • Nhóm Fluphenazine (Proxilin, Permitil).
  • Haloperidol (Haldol).
  • Perphenazine (Trilafon).
  • Prochlorperazine (Compazine, Compro hoặc Procomp).
  • Thioridazine (Mellaril).
  • Trifluoperazine (Stelazine).

Các loại thuốc chống trầm cảm điển hình sau cũng có thể gây ra Tardive Dyskinesia:

  • Amitriptyline (Elavil)
  • Fluoxetine (Prozac)
  • Phenelzine (Nardil)
  • Sertraline (Zoloft)
  • Trazodone (Desyrel, Oleptro)

Một số nhóm thuốc khác:

  • Thuốc điều trị chứng liệt dạ dày: Metoclopramide (Reglan, Metozolv ODT)
  • Thuốc điều trị Parkinson: Levodopa.
  • Thuốc điều trị chứng co giật: Phenobarbitals, Phenytoin (Dilantin, Phenytek).

4. Rối loạn vận động muộn xảy ra nhiều ở nhóm đối tượng nào?

Theo các nghiên cứu cho thấy, một số nhóm người có nguy cơ bị hội chứng loạn vận động muộn do sử dụng thuốc rối loạn cảm xúc cao hơn hẳn so với những nhóm khác, bao gồm:

  • Những người mắc bệnh có triệu chứng tương tự: Parkinson, Huntington...
  • Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn phân liệt... đã có thời gian dài sử dụng các loại thuốc chống loạn thần.

Một số yếu tố khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc loạn vận động muộn là:

  • Độ tuổi: theo thống kê cho thấy, người có hội chứng này thường nằm ở nhóm lớn tuổi (trên 55 tuổi).
  • Giới tính: hội chứng loạn động muộn tìm thấy nhiều hơn ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi mãn kinh.
loạn vận động muộn
Chứng rối loạn vận động muộn là một hội chứng thần kinh gây ra các cử động ngẫu nhiên

5. Chẩn đoán, điều trị hội chứng Tardive Dyskinesia

5.1 Chẩn đoán hội chứng loạn động muộn như thế nào?

Bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán mắc phải hội chứng loạn động muộn khi bệnh nhân có thời gian sử dụng các loại thuốc an thần trong khoảng ít nhất 3 tháng và đi kèm thêm dấu hiệu / triệu chứng của hội chứng.

Bên cạnh đó, để loại trừ các tình trạng khác, một số xét nghiệm cũng được tiến hành như:

Ngoài ra, nhằm phát hiện và đánh giá mức độ tiến triển của hội chứng loạn vận động muộn, bác sĩ còn có một công cụ khác mang tên Thang điểm vận động bất thường vô ý thức (AIMS). Trong quá trình kiểm tra AIMS, các bác sĩ sẽ đánh giá chuyển động không tự nguyện trên khắp cơ thể trên thang điểm 5, từ đó đưa ra chẩn đoán cụ thể nhất.

5.2 Điều trị hội chứng loạn vận động muộn

Cho đến nay, việc điều trị hội chứng này vẫn chưa có tiêu chuẩn nhất định. Đa số trường hợp các bác sĩ sẽ điều chỉnh lại loại thuốc được cho là nguyên nhân gây ra triệu chứng. Cần chú ý rằng không thể ngừng đột ngột thuốc chống rối loạn cảm xúc, bởi có thể gây ra tình trạng rối loạn vận động cấp cứu. Vì vậy, hầu hết chỉ điều chỉnh thuốc đến liều thấp nhất và điều chỉnh từ từ.

Có thể nói, hội chứng loạn vận động muộn là một tác dụng phụ của thuốc rối loạn cảm xúc rất điển hình, không chỉ gây ra các tiêu cực về cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến tinh thần bệnh nhân. Vì vậy, cần có phương pháp khắc phục sớm để đưa bệnh nhân về tình trạng bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan