Chụp cộng hưởng từ (MRI) động mạch chủ ngực: Những điều cần biết

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Khổng Tiến Đạt, Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chụp cộng hưởng từ động mạch chủ ngực là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh đang ngày càng được áp dụng rộng rãi nhờ vào các ưu điểm vượt trội của nó như hình ảnh rõ nét, chi tiết, không phơi nhiễm tia xạ. Tuy nhiên, vì thời gian thực hiện khá dài, chụp MRI động mạch chủ không phù hợp trong các bệnh lý cấp tính và chưa thể thay thế vai trò của chụp động mạch chủ bằng CT Scan.

1. Vai trò chụp cộng hưởng từ (MRI) động mạch chủ ngực?

Động mạch chủ ngực là phẩn đầu tiên của động mạch chủ và được phân chia làm 3 đoạn: động mạch chủ lên, cung động mạch chủ và động mạch chủ xuống. Động mạch chủ ngực xuất phát từ van động mạch chủ, nằm lệch trái so với đường giữa tương ứng với khoảng gian sườn thứ 3. Động mạch chủ ngực là động mạch lớn của cơ thể, chịu trách nhiệm cấp máu cho lồng ngực, chi trên, và vùng đầu mặt cổ.

Chụp cộng hưởng từ động mạch chủ ngực hay chụp MRI động mạch chủ ngực là phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, không xâm lấn, không phơi nhiễm tia X và có độ an toàn cao. Vai trò của chụp MRI động mạch chủ ngực được thấy rõ trong việc theo dõi các bệnh lý của động mạch chủ như bóc tách động mạch chủ, khối phình mạch, hẹp lòng động mạch chủ do xơ vữa hoặc co thắt. Phương tiện đánh giá cấu trúc và chức năng của động mạch chủ ngực đang được sử dụng phổ biến là siêu âm Doppler. Tuy nhiên siêu âm Doppler động mạch chủ có nhiều hạn chế do dễ bị nhiễu bởi các cấu trúc xung quanh khác, cũng như khó khăn trong việc đánh giá hình thái tổng thể. CT scan dựng hình động mạch chủ ngực khắc phục được những yếu điểm của siêu âm Doppler động mạch, cho hình ảnh rõ nét hơn nhưng lại đặt người bệnh vào nguy cơ phơi nhiễm tia X.

Chụp cộng hưởng từ
Chụp MRI động mạch chủ ngực là phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại

2. Chỉ định chụp cộng hưởng từ động mạch chủ ngực với những trường hợp nào ?

Chụp cộng hưởng từ động mạch chủ ngực được chỉ định trong các bệnh lý động mạch chủ ngực với mục đích chẩn đoán và phối hợp lên kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, vì quy trình thực hiện tốn nhiều thời gian, chụp MRI động mạch chủ ngực vẫn chưa thể thực sự thay thế được vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong các bệnh cảnh cấp tính, đặc biệt ở các trung tâm nhỏ. Chụp MRI động mạch chủ ngực thường được ưu tiên lựa chọn khi bệnh nhân ổn định,

Chỉ định chụp MRI động mạch chủ ngực bao gồm:

xơ vữa động mạch
Bệnh nhân xơ vữa động mạch chủ ngực cần được chụp MRI

3. Chống chỉ định chụp cộng hưởng từ động mạch chủ ngực với trường hợp nào ?

Cộng hưởng từ là phương tiện không xâm lấn có tính an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên chụp MRI động mạch chủ ngực không phải lúc nào cũng được phép thực hiện.

Chống chỉ định chụp cộng hưởng từ động mạch chủ ngực bao gồm:

  • Người mắc hội chứng sợ buồng kín: Quá trình chụp cộng hưởng từ cần người bệnh nằm yên tại một vị trí dưới buồng chụp trong một khoảng thời gian. Người mắc hội chứng sợ buồng kín có thể không hợp tác để cho ra hình ảnh chất lượng. Một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định thuốc an thần.
  • Người bệnh mang các dị vật hoặc vật liệu thay thế chứa sắt, có từ tính như máy tạo nhịp tim, ốc tai nhân tạo, van tim nhân tạo, phương tiện kết hợp xương, các clips điều trị bệnh mạch máu, ... Sóng từ trường có thể phá hỏng các thiết bị này và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Người bệnh có dị vật kim loại ở mắt, hoặc mảnh đạn trong cơ thể cũng không nằm trong chỉ định chụp MRI động mạch chủ ngực.

4. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi chụp động mạch chủ ngực ?

Một số điểm lưu ý mà người bệnh cần nhớ trước khi tiến hành chụp MRI động mạch chủ ngực:

  • Người bệnh không cần nhịn ăn nếu chụp MRI không thuốc. Với MRI có thuốc cản quang, bệnh nhân cần ghi nhớ không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước đó 4 giờ.
  • Không mang trang sức, bông tai hoặc bất kỳ vật gì làm từ kim loại như đồng hồ, thẻ ngân hàng.
  • Các loại thuốc uống hằng ngày điều trị các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường vẫn có thể sử dụng bình thường theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khai báo chi tiết về tiền sử bệnh, bao gồm tiền sử phẫu thuật cấy ghép các vật liệu nhân tạo để phát hiện các chống chỉ định nếu có.
Nhịn ăn
Trước khi chụp MRI, bệnh nhân không cần nhịn ăn

5. Các bước thực hiện chụp động mạch chủ ngực

Chụp MRI động mạch chủ ngực cần được thực hiện đúng theo quy trình để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như đảm bảo đạt được chất lượng hình ảnh.

Các bước thực hiện chụp động mạch chủ ngực bao gồm:

  • Chuẩn bị máy cộng hưởng từ và dụng cụ cơ bản
  • Tư vấn và giải thích rõ cho người bệnh các bước thực hiện trong quy trình chụp cộng hưởng từ.
  • Khai thác thông tin tiền sử, bệnh sử một cách chi tiết để loại trừ các chống chỉ định.
  • Yêu cầu người bệnh tháo bỏ trang sức và vật dụng cá nhân, thay áo quần theo quy định trước khi vào phòng chụp MRI. Người nhà đi cùng bệnh nhân cũng không được mang theo các đồ dùng bằng kim loại vào phòng chụp.
  • Hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa trên ghế, cột vòng dây kiểm tra nhịp thở ngang mức thắt lưng, không nên cột quá chặt hoặc quá lỏng.
  • Dặn dò bệnh nhân làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên
  • Quá trình chụp MRI phát sinh nhiều tiếng ồn, vì thế cần trang bị cho bệnh nhân những phương tiện giảm thiểu tiếng ồn như nút bịt tai hoặc tai nghe chống ồn.
  • Tổng thời gian cho một lần chụp có thể lên đến 1 giờ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Với hơn 14 năm làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh BSCK II Khổng Tiến Đạt hiện đang là Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

510 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan