Dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý về thần kinh phổ biến hiện nay. Vậy rối loạn lo âu lan tỏa là gì, dấu hiệu của bệnh là như thế nào? Làm gì khi biết mình mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa?

1. Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh liên quan đến căng thẳng, lo lắng kéo dài và có xu hướng tiến triển thành mãn tính. Tình trạng lo âu này thường không tập trung vào một hoàn cảnh hay sự kiện cụ thể mà tản mạn, lan tỏa ở nhiều mối lo sợ khác nhau.

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống nhiều áp lực và thay đổi nhanh chóng hiện nay. Bệnh có thể bắt đầu từ lúc nhỏ hoặc giai đoạn vị thành niên, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

2. Dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa

Các bệnh lý rối loạn lo âu thường dễ bị nhầm lẫn vì đều có dấu hiệu là lo lắng, nhưng rối loạn lo âu lan tỏa đặc trưng bởi tình trạng lo lắng quá mức và tản mạn, có thể được mô tả như sau:

  • Sợ hãi, lo lắng thái quá về những sự kiện, hoạt động trong thời gian dài (trên 6 tháng) và không thể kiểm soát được nỗi sợ của mình.
  • Căng thẳng vận động với những biểu hiện như run tay run chân, bồn chồn, đầu căng không thể thư giãn, mệt mỏi, căng cơ.
  • Thần kinh thực vật hoạt động quá mức như đổ mồ hôi, thở gấp, mạch đập nhanh, đầu óc hoàn toàn trống rỗng, khó tập trung, chóng mặt, cảm thấy khó chịu ở vùng thượng vị, buồn nôn, khô miệng.
  • Hay cáu gắt, rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa gặp phải nhiều loại lo lắng khác nhau đến từ đa dạng các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Các lo lắng tập trung của người bệnh cũng không bị giới hạn như những rối loạn tâm thần khác.

Các giai đoạn rối loạn lo âu lan tỏa thường có nhiều biến động và kéo dài, đặc biệt khi có căng thẳng kèm theo, tình trạng lo lắng có thể trở nên tồi tệ hơn. Ngoài rối loạn lo âu lan tỏa, phần lớn bệnh nhân còn mắc thêm một hoặc nhiều chứng rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, ám ảnh, hoảng sợ.

rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa

3. Phòng bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Các vấn đề về tâm lý rất khó phát hiện nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về tiêu hóa và tim mạch như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, ...

Vì vậy, để phòng ngừa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa nói riêng, rối loạn tâm thần nói chung, chúng ta cần chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh từ các bác sĩ, cơ sở y tế uy tín được đăng trên các tạp chí, sách, báo chính thống.

Trong cuộc sống, xác định được mục đích sống của mình, sống có ước mơ, khát vọng, đam mê, ... sẽ khiến bạn cảm thấy sống có ý nghĩa và tạo ra nhiều giá trị hơn. Hãy xây dựng cho mình những mối quan hệ đáng tin cậy để có thể chia sẻ niềm vui, khó khăn trong cuộc sống để phần nào giúp bạn giảm bớt lo âu, căng thẳng.

Sắp xếp dành đủ thời gian cho bản thân cũng như những người xung quanh, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe là cách phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa.

Khi thấy bản thân thường xuyên lo lắng hay sợ hãi quá mức và kéo dài, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày, hay những dấu hiệu rối loạn lo âu lan tỏa nêu trên, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được tư vấn điều trị phù hợp.

Tùy vào nguyên nhân gây lo âu, hiệu quả điều trị sẽ khác nhau, nếu đáp ứng tốt, người bệnh sẽ ổn định trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát cao do tính cách người bệnh hay lo lắng sợ hãi.

Dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa là tình trạng lo lắng, sợ hãi một cách quá mức về nhiều sự kiện, hoạt động trong thời gian dài kèm theo các biểu hiện căng thẳng vận động và thần kinh thực vật.

Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh liên quan đến căng thẳng, lo lắng kéo dài và có xu hướng tiến triển thành mãn tính. Người bệnh nên tìm đến sự trợ giúp y tế nếu các biện pháp điều trị và phòng ngừa không đem lại tác dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Rewisca 50mg
    Công dụng thuốc Rewisca 50mg

    Rewisca là thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Vậy thuốc Rewisca 50mg là gì và cần dùng thuốc như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • craba 150 mg
    Công dụng thuốc Craba

    Craba thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần dùng để điều trị đau thần kinh do nguyên nhân từ trung ương hoặc ngoại vi, chứng rối loạn lo âu ở người lớn và động kinh cục bộ. Thuốc được bào chế ...

    Đọc thêm
  • axogurd
    Công dụng thuốc Axogurd

    Axogurd chứa thành phần chính là Pregabalin với hàm lượng 75mg, 150mg hoặc 300mg, thuộc nhóm thuốc hướng thần. Thuốc được sử dụng để điều trị đau thần kinh có nguồn gốc từ trung ương hoặc ngoại vi và hỗ ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Pregasafe 150
    Công dụng thuốc Pregasafe 150

    Pregasafe 150 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được kê đơn bởi bác sĩ trong các bệnh lý đau dây thần kinh, hỗ trợ điều trị động kinh hay giảm đau sau phẫu thuật.

    Đọc thêm
  • Thuốc Avucibe
    Công dụng thuốc Avucibe

    Avucibe là thuốc hướng tâm thần dùng theo đơn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Avucibe sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm