Đi tiểu thường xuyên và bệnh tiểu đường: Những cảnh báo cần thiết

Nếu bạn nhận thấy mình đang đi tiểu nhiều hơn mức bình thường, đây có thể chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường mà bạn không hề hay biết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết những dấu hiệu liên quan giữa việc đi tiểu thường xuyên và bệnh tiểu đường.

1. Tại sao bệnh tiểu đường lại gây đi tiểu nhiều lần?

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên, trong đó có một số nguyên nhân vô hại và nhiều nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể. Bệnh tiểu đường là một tình trạng có thể khiến cơ thể bạn gặp nhiều khó khăn trong việc tạo hoặc sử dụng insulin. Insulin là một loại hormone giúp thẩm thấu glucose hoặc đường vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Lượng đường trong máu có thể tăng lên do tác động của quá trình này.

Quá nhiều đường trong máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, cơ quan có chức năng xử lý lượng đường trên. Khi thận không hoạt động được, phần lớn lượng glucose đó sẽ bị đào thải khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Quá trình này cũng đào thải các chất lỏng khác có giá trị ra khỏi cơ thể, khiến những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên đi tiểu cũng như bị mất nước.

Ở giai đoạn ban đầu, bạn thậm chí còn không nhận ra rằng bạn đang đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng là tình trạng đi tiểu thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm cạn kiệt mức năng lượng của bạn.

2. Làm thế nào để biết đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Đi tiểu nhiều là dấu hiệu nhận biết của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, vì việc loại bỏ chất lỏng trong cơ thể đôi khi là cách duy nhất để cơ thể thải lượng đường dư thừa trong máu.

Nhưng đi tiểu nhiều hơn bình thường chỉ là một trong nhiều dấu hiệu có thể do bất kỳ tình trạng sức khỏe nào gây ra. Bên cạnh dấu hiệu này, bạn cũng cần chú ý đến một số triệu chứng khác có thể do bệnh tiểu đường gây nên như:

  • Mệt mỏi: Việc tế bào không có khả năng lấy glucose để cung cấp năng lượng có thể khiến những người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Mất nước sẽ khiến tình trạng mệt mỏi thêm trầm trọng.
  • Giảm cân: Sự kết hợp giữa lượng insulin thấp và không có khả năng hấp thụ đường từ máu có thể dẫn đến tình trạng giảm cân nhanh chóng ở những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Thay đổi thị lực: Một tác dụng phụ của việc mất nước do bệnh tiểu đường gây ra là mắt bị khô nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến thị lực.
  • Nướu sưng: Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, sưng tấy hoặc tích tụ mủ trong nướu.
  • Ngứa ran: Mất cảm giác ở tay chân, ngón tay hoặc ngón chân là tác dụng phụ thường gặp do lượng đường trong máu dư thừa.

Nếu bạn thường xuyên đi tiểu và lo lắng, đó có thể dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nếu bạn nhận thấy một vài biểu hiện ở trên hoặc chỉ đơn giản là muốn chắc chắn về tình trạng của bản thân, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Đi tiểu thường xuyên là một trong các dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

3. Các nguyên nhân tiềm ẩn khác của việc đi tiểu thường xuyên

Không có một tiêu chuẩn nào để xác định số lần đi tiểu bình thường hàng ngày là bao nhiêu. Đi tiểu thường xuyên thường được định nghĩa là bạn phải đi nhiều hơn bình thường. Nếu tình trạng này xảy ra, có thể cơ thể bạn đang có vấn đề.

Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường có thể do một số yếu tố khác nhau. Bệnh tiểu đường chỉ có thể là một lời giải thích trong số rất nhiều những nguyên nhân khác. Một số tình trạng khác đôi khi cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang của bạn bao gồm:

Trong một số nguyên nhân trên, chẳng hạn như bàng quang hoạt động quá mức, gây bất tiện nhưng tương đối vô hại. Các tình trạng khác thì lại khá nghiêm trọng. Bạn nên đi khám bác sĩ về tình trạng đi tiểu thường xuyên của mình nếu:

  • Bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường.
  • Nước tiểu có máu, đỏ hoặc nâu sẫm.
  • Đi tiểu đau.
  • Khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang.
  • Bạn phải đi tiểu nhưng khó làm rỗng bàng quang một cách hoàn toàn.
  • Việc đi tiểu thường xuyên làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

4. Cách điều trị chứng tiểu nhiều lần do tiểu đường

Cách tốt để điều trị các vấn đề về bàng quang do bệnh tiểu đường gây ra là thực hiện điều trị tổng thể căn bệnh này. Chỉ theo dõi lượng chất lỏng nạp vào cơ thể hoặc lên lịch đi vệ sinh sẽ không giúp ích được nhiều, vì vấn đề chính là lượng đường trong máu dư thừa chứ không phải dư thừa chất lỏng. Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị dành riêng cho bạn. Nói chung, các phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh tiểu đường bao gồm:

Theo dõi chế độ ăn uống và lượng đường trong máu

Những người mắc bệnh tiểu đường cần phải nhận thức rõ những gì họ ăn trong quá trình theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu, đảm bảo chúng không quá cao hoặc quá thấp. Họ nên bổ sung nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm này chứa ít đường và carbohydrate đã qua chế biến.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng độ nhạy insulin trong tế bào và thúc đẩy sự hấp thụ glucose để tạo năng lượng. Bệnh tiểu đường khiến cho các quá trình này trở nên khó khăn đối với cơ thể nhưng hoạt động thể chất nhiều hơn có thể cải thiện chúng.

Tiêm insulin

Bạn có thể cần tiêm hoặc bơm insulin, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường bạn đang mắc phải. Nếu cơ thể bạn phải vật lộn để tự sản xuất hoặc hấp thụ insulin thì những mũi tiêm này có thể đóng vai trò rất quan trọng.

Người bệnh thường xuyên đi tiểu có thể được tiêm insulin
Người bệnh thường xuyên đi tiểu có thể được tiêm insulin.

Các loại thuốc khác

Có nhiều loại thuốc khác cho bệnh tiểu đường có thể giúp cơ thể bạn tạo ra nhiều insulin hơn một cách tự nhiên hoặc phân hủy tốt hơn carbohydrate để tạo năng lượng.

Đi tiểu thường xuyên không phải lúc nào cũng đáng báo động. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, bao gồm tăng lượng chất lỏng nạp vào hoặc đơn giản là bàng quang hoạt động quá mức. Tuy nhiên, nếu đi tiểu nhiều lần kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, mờ mắt, ngứa ran ở tay chân, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem liệu mình có mắc bệnh tiểu đường hay không. Bạn cũng nên đi khám nếu nước tiểu có màu sẫm hoặc đỏ, đau rát hoặc thường xuyên đến mức khiến bạn thức đêm hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com,

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan