Dị ứng có di truyền không?

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Dị ứng có liên quan đến di truyền, nếu một người sinh ra trong gia đình có bố mẹ mắc các chứng bệnh dị ứng thì nguy cơ dị ứng rất cao. Nếu bố và mẹ bị dị ứng cùng một loại bệnh thì nguy cơ dị ứng của trẻ sẽ khoảng 50-80%.

1. Dị ứng là gì?

Dị ứng hay còn gọi là tình trạng quá mẫn, xảy ra khi dị nguyên gây phản ứng có hại đối với hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Dị nguyên khi kết hợp với kháng thể sẽ gây hại cho sức khỏe con người. Dần dần, cơ thể sẽ khởi phát một số bệnh dị ứng ở trẻ em.

Đến nay, hầu hết dị ứng không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, về cơ chế hệ thống miễn dịch có những hoạt động phức tạp, nhưng do phải trải qua nhiều giai đoạn nên hệ thống miễn dịch xảy ra sai sót dẫn đến tình trạng dị ứng. Hầu hết, các yếu tố gây bệnh dị ứng gồm cơ địa, tác nhân bên ngoài và di truyền gây dị ứng như sau:

  • Dị ứng thời tiết: Đây là tình trạng dị ứng phát sinh khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc cơ thể người bệnh phải tiếp xúc với khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, trên da sẽ hình thành tổn thương dạng sẩn đỏ hoặc phát ban, nổi cộm và phù nề. Các tổn thương này thường nổi ở tay, chân, cổ, mặt sau đó lây lan ở diện rộng. Những nốt này khiến người bệnh có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu đi kèm triệu chứng hắt hơi, ho, đau đầu, đau họng, ngứa mũi hoặc sốt nhẹ,...
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc chứa chất không phù hợp với cơ địa một số người. Khi các chất có trong thuốc gây dị ứng đi vào cơ thể sẽ gây phản ứng. Dị uống thuốc có thể tức thời (phát triển khá nhanh và nghiêm trọng) hoặc phản ứng chậm (không phát sinh biểu hiện nghiêm trọng nên ít khi ảnh hưởng đến các bộ phận khác). Dị ứng thuốc tức thời thường gây ra triệu chứng tay, chân sưng phù, đau bụng và buồn nôn. Một số trường hợp còn bị khó thở, tim đập nhanh, sốc phản vệ - phản ứng nghiêm trọng nhất, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Dị ứng da: Tình trạng này hay còn gọi là viêm da dị ứng. Hiện tượng này gây viêm nhiễm ngoài da, tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng viêm da dị ứng như ngứa nhiều, nổi nốt mẩn đỏ hoặc mảng tối màu trên da. Thường có các mụn nước hoặc nốt sần nhỏ, da cũng trở nên dày hơn và xuất hiện tình trạng tróc vảy. Khi gãi nhiều, da sẽ dày và thô, sưng.
  • Dị ứng thức ăn: Một số loại thức ăn có chứa thành phần gây phản ứng dị ứng. Các thức ăn gây dị ứng thường là hải sản như tôm, cua, hàu, ghẹ,... Khi bị dị ứng thức ăn, hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể IgE nhằm trung hòa tác nhân dẫn đến dị ứng và gây ra các biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện này có thể xuất hiện trong vài tiếng hoặc vài phút sau khi ăn với triệu chứng là ngứa trong miệng, đau đầu, khó thở, nôn kèm tiêu chảy, sưng mặt, môi,... Một số trường hợp nguy hiểm gây nên hiện tượng co thắt, chóng mặt, tụt huyết áp dẫn đến bất tỉnh.
  • Dị ứng nổi mề đay: Khi bị dị ứng nổi mề đay, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt sần, phù, có vầng đỏ bao quanh. Tùy thuộc vào nguyên nhân tác động mà mề đay có thể nổi trong vài phút hoặc vài giờ khiến người bệnh ngứa và khó chịu. Nếu người bệnh bị nổi mề đay mãn tính, bệnh có thể tái phát trong nhiều năm gây phù mạch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể như phổi, hệ tiêu hóa...

Ngoài các loại dị ứng như trên, còn có các loại dị ứng khác như: Dị ứng do nước hoa, mỹ phẩm; dị ứng côn trùng, lông động vật; dị ứng ánh nắng mặt trời hay dị ứng đạm sữa bò,... Tuy nhiên, những bệnh dị ứng này chỉ mang tính tức thời và biến mất trong thời gian ngắn.

Dị ứng da
Các yếu tố gây bệnh dị ứng gồm cơ địa, tác nhân bên ngoài và di truyền gây dị ứng

2. Bệnh dị ứng có di truyền không?

Bệnh dị ứng có di truyền không? Thì câu trả lời là có. Bệnh thường liên quan đến tiền căn gia đình. Cụ thể như sau:

  • Nếu trẻ được sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ bị các chứng bệnh dị ứng thì nguy cơ trẻ em bị dị ứng là rất cao, khoảng 20-40%.
  • Nếu bố và mẹ cũng bị dị ứng hoặc một trong bố mẹ bị dị ứng và một anh chị em ruột bị dị ứng, thì nguy cơ dị ứng ở trẻ em khoảng từ 40-50%.
  • Nếu cả bố và mẹ bị dị ứng cùng một loại bệnh, nguy cơ dị ứng của trẻ sẽ là 50-80%.
  • Trường hợp trẻ có cả bố và mẹ bị dị ứng và một anh chị em bị dị ứng, nguy cơ dị ứng ở trẻ em sẽ là 85%.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bố mẹ không bị dị ứng, trẻ vẫn có nguy cơ bị dị ứng. Đây là lý do vì sao tỷ lệ mắc bệnh dị ứng ngày một tăng cao.

3. Phòng ngừa bệnh dị ứng

Nếu dị ứng do di truyền thì rất khó để có thể phòng tránh, việc phòng tránh chủ yếu vẫn là để trẻ không ăn hay tiếp xúc với những nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ. Còn để phòng ngừa tiên phát các bệnh dị ứng, các chuyên gia luôn khuyến cáo như sau:

  • Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu để hạn chế dị ứng ở trẻ em. Bởi nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời có thể giảm nguy cơ viêm da dị ứng cho trẻ em dưới 2 tuổi, đồng thời giảm biểu hiện khò khè cũng như giảm nguy cơ dị ứng đạm sữa bò.
  • Trong thời gian đang mang thai và cho con bú, các bà mẹ không cần phải tránh ăn thực phẩm thường gây dị ứng như trứng, đậu, sữa, lạc... mà phải kiêng những thực phẩm gây dị ứng cho bản thân mình để phòng ngừa những nguy hiểm.
  • Đối với trẻ nhũ nhi có nguy cơ dị ứng mà không thể bú mẹ trong 6 tháng đầu đời thì phải bổ sung sữa công thức dinh dưỡng có đạm thủy phân phù hợp với cơ địa trẻ.
Mẹ nâng ngực có nên cho trẻ bú? (Phần 2)
Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu để hạn chế dị ứng ở trẻ em

Tóm lại, dị ứng được hình thành khi hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh với các dị nguyên. Do vậy, có rất nhiều tác nhân gây bệnh với triệu chứng và mức độ khác nhau, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không cấp cứu kịp thời. Vì vậy, tốt nhất nên tầm soát và xét nghiệm dị nguyên để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan