Điều trị co cứng cơ sau tai biến mạch não

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Co cứng có thể ảnh hưởng đến các vận động tự chủ ở người bị liệt không hoàn toàn, gây khó khăn cho người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Co cứng sau tai biến còn gây khó chịu hoặc đau đớn cho người bệnh và là nguyên nhân gây co rút biến dạng, tàn tật, vì vậy cần điều trị và phục hồi chức năng co cứng nhằm hạn chế những biến chứng.

1. Co cứng cơ sau tai biến mạch não

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não, là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc hoặc bị vỡ. Tình trạng này làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút và mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết, làm người bệnh mất đi thời gian sống khoảng 3 tuần tuổi.

Một trong những biến chứng của tai biến mạch máu não là co cứng cơ. Đây là sự tăng lên của trương lực cơ phụ thuộc vào tốc độ kéo giãn kèm theo sự tăng quá mức của các phản xạ gân xương. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là cung phản xạ cơ bị kích thích quá mức, co cứng là một trong những rối loạn của hội chứng tổn thương tế bào thần kinh vận động trên.

Co cứng có thể ảnh hưởng đến các vận động tự chủ ở người bị liệt không hoàn toàn, gây khó khăn cho người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Co cứng sau tai biến còn gây khó chịu hoặc đau đớn cho người bệnh và là nguyên nhân gây co rút cơ, biến dạng khớp, tàn tật, vì vậy cần điều trị và phục hồi chức năng co cứng nhằm hạn chế những biến chứng.

Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh

2. Điều trị co cứng cơ sau tai biến mạch não

Mục tiêu của phục hồi chức năng co cứng sau tai biến là giúp người bệnh có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày như: ăn uống, mặc quần áo, đi bộ,...

Thời gian 3 – 6 tháng sau tai biến là thời gian vàng để người bệnh phục hồi chức năng co cứng. Phục hồi càng sớm, người bệnh sẽ có nhiều cơ hội lấy lại được các khả năng bị mất. Các phương pháp phục hồi chức năng co cứng sau tai biến bao gồm:

Điều trị co cứng cơ sau tai biến mạch não bằng phương pháp vật lý trị liệu và vận động trị liệu:

  • Đứng trên bàn nghiêng quay
  • Các bài tập kéo dãn đều đặn để phòng ngừa co rút và duy trì tầm vận động khớp
  • Nẹp hoặc bó bột chu kỳ duy trì vị trí ức chế phản xạ kéo dãn của chi bi co rút và phòng ngừa co rút
  • Kích thích điện: kích thích qua da, kích thích thần kinh cơ, cột sống

Điều trị co cứng cơ sau tai biến mạch não bằng thuốc:

  • Baclofen (Lioresal);
  • Diazepam (Valium);
  • Dantrolene (Dantrium);
  • Tizanidine (Zanaflex);
  • Clonidine (catapres)
thuốc kháng sinh
Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc trong điều trị co cứng sau tai biến mạch não

Điều trị tại chỗ:

  • Phong bế thần kinh bằng Phenol 5%
  • Tiêm Botulinum toxine nhóm A hoặc B
  • Điều trị phối hợp Botulinum toxin và Phenol để làm tăng hiệu quả

Điều trị co cứng cơ sau tai biến mạch não bằng phương pháp phẫu thuật:

  • Bơm Baclofen nội tuỷ;
  • Cắt bỏ tủy hoặc cắt bỏ cột tủy;
  • Phương pháp chỉnh hình: kéo dài, giải phóng hoặc chuyển gân;
  • Cắt chọn lọc các rế sau ở trẻ bại não, phẫu thuật xương để sửa các biến dạng là phương pháp điều trị co cứng sau tai biến mạch máu não.

3. Phòng ngừa tai biến mạch máu não sau phục hồi chức năng

Tai biến mạch máu não có tỷ lệ tái phát là 25% trong 5 năm đầu tiên sau điều trị. Do đó, người bệnh cần tích cực phòng ngừa bệnh bằng cách:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Có lối sống lành mạnh là phương pháp hạn chế tai biến mạch não, vì vậy, người bệnh cần tránh xa các chất kích thích, không hút thuốc lá, rượu bia,... Đồng thời, không nên thức khuya, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức.
  • Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ, bệnh lý tim mạch...
Mắc bệnh tiểu đường có uống được rượu không
Tránh xa rượu bia là một trong những biến pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Không nên ăn những đồ nhiều gia vị cay hoặc quá mặn, đồ chế biến sẵn như dưa cà, hành muối, thịt hun khói, pate, xúc xích.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Waruwari
    Công dụng thuốc Waruwari

    Thuốc Waruwari là thuốc giãn cơ có thành phần hoạt chất chính là Tizanidin. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị co cứng cơ. Tìm hiểu đầy đủ thông tin về thành phần, cách dùng, liều dùng giúp người ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Myotalvic 50
    Công dụng thuốc Myotalvic 50

    Myotalvic 50 thuộc danh mục thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ. Thuốc có dạng bào chế là viên nén bao phim, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Myotalvic 50 ...

    Đọc thêm
  • sirvasc
    Công dụng thuốc Sirvasc

    Thuốc Sirvasc được sử dụng trong điều trị triệu chứng đau do co cơ và co cứng cơ do bệnh xơ cứng rải rác hoặc tổn thương tuỷ sống. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin ...

    Đọc thêm
  • tadadecon
    Công dụng thuốc Tadadecon

    Thuốc Tadadecon thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị cho các tình trạng đau liên quan đến rối loạn tư thế cột sống, đau thắt lưng, đau lưng hoặc thoái hoá cột sống,... Bệnh nhân nên ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Jeforazon
    Công dụng thuốc Jeforazon

    Jeforazon là thuốc giãn cơ, tăng trương lực cơ, chứa thành phần chính là Tolperison, hàm lượng 150mg. Thuốc có tác dụng gây giãn cơ tác dụng trung ương, sử dụng trong các trường hợp cơ bị co cứng hay ...

    Đọc thêm