Điều trị HIV thế nào? Những điều ảnh hưởng đến việc điều trị HIV của bạn

Điều trị HIV là cách giúp nâng cao sức khỏe đối với các bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh thế kỷ này và giúp hạn chế khả năng lây truyền sang người khác. Tuy nhiên, có nên điều trị HIV không, chữa HIV được không và cần điều trị HIV thế nào cho hiệu quả là các vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc về những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến việc điều trị HIV của bạn.

1. Không tuân thủ liều lượng

Các loại thuốc điều trị HIV có cơ chế hoạt động bằng cách làm chậm quá trình nhân lên của virus trong cơ thể. Do đó, khi bạn bỏ qua một liều điều trị hoặc không tuân thủ theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã đưa ra thì virus HIV sẽ có cơ hội để gia tăng số lượng một cách nhanh chóng. Khi nó tạo ra càng nhiều bản sao thì khả năng virus sẽ biến đổi thành một loại có khả năng kháng thuốc cao và làm bất hoạt tác dụng của thuốc.

2. Kháng thuốc chéo

Một khi virus khi đã chuyển sang dạng kháng lại thuốc điều trị HIV này thì cũng có thể kháng lại các loại thuốc điều trị HIV khác, ngay cả khi bạn chưa từng sử dụng chúng trước đó. Đây được gọi là tình trạng kháng chéo. Do đó, một yêu cầu được đặt ra cho bệnh nhân khi điều trị HIV là không được bỏ qua liều thuốc vì nó có thể khiến bạn rơi vào tình trạng có ít sự lựa chọn hơn để điều trị hiệu quả.

điều trị HIV thế nào
Giải đáp điều trị HIV thế nào?

3. Tương tác với các loại thuốc khác

Các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị HIV. Chúng có thể là thuốc bán theo toa, thuốc không cần kê đơn, thảo mộc và các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng. Hậu quả của tương tác thuốc có thể làm cho việc điều trị của bạn không thật sự có tác dụng hoặc có thể mang lại cho bạn những tác dụng phụ mới. Do đó, cần nói với bác sĩ về bất cứ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng, ngay cả khi đó chỉ là vitamin. Ngoài ra, trước khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc nào đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết liệu nó có ảnh hưởng đến việc điều trị HIV của bạn hay không.

4. Uống thuốc đúng giờ quy định

Một số loại thuốc điều trị HIV dễ dàng hấp thu vào máu hơn nếu uống lúc đói hoặc có thể thời điểm bụng no là thích hợp hơn để phát huy tác dụng. Ngoài ra, có loại thuốc cần phải sử dụng trong bữa ăn. Do đó, cần ghi nhớ lời dặn của bác sĩ về thời điểm sử dụng thuốc khi nào là hiệu quả và thậm chí là nên tìm hiểu về loại thức ăn giúp thuốc hoạt động tốt hơn. Có một số loại thực phẩm nên tránh để không cản trở quá trình phân giải thuốc, điển hình như là nước ép bưởi.

5. Sử dụng rượu và các loại đồ uống có cồn

Gan là nơi giúp cơ thể bạn loại bỏ chất thải từ thuốc điều trị HIV. Việc sử dụng quá nhiều rượu có thể làm tổn thương gan và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Mặc khác, những đối tượng sử dụng chung kim tiêm để tiêm chích ma túy sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng gây viêm gan và tổn thương gan một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, khi rơi vào trạng thái say rượu cũng làm bạn không thể dùng thuốc đúng cách.

6. Các tác dụng phụ

Thuốc điều trị HIV có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi cho cơ thể như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu hoặc đau nhức khắp cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho bạn cảm thấy chán thuốc hoặc thậm chí là sợ uống thuốc và dẫn đến nỗi băn khoăn rằng có nên điều trị HIV không. Tuy nhiên, bạn không cần phải cố gắng sống chung với nó, mà hãy gặp bác sĩ để nói về các phản ứng mà bản thân gặp phải để có hướng thay đổi thuốc phù hợp.

điều trị HIV thế nào
Việc sử dụng thuốc điều trị HIV mỗi ngày sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi

7. Mệt mỏi do thuốc

Việc sử dụng thuốc điều trị mỗi ngày sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, hiện tượng này được gọi là “mệt mỏi do thuốc” hoặc “mệt mỏi do điều trị”. Hãy trao đối với bác sĩ để có thể giúp bạn tìm ra cách dùng thuốc như là một thói quen. Ngoài ra, nếu đang dùng vài viên thuốc điều trị HIV mỗi ngày, hãy hỏi bác sĩ xem có thể tối ưu hóa liệu trình điều trị của bạn hay không. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu lượng thuốc sử dụng mỗi ngày nhưng vẫn đảm bảo kết quả điều trị. Một loại thuốc tiêm kết hợp mới của Cabotegravir và Rilpivirine (Cabenuva) có thể giúp ích trong trường hợp này.

8. Sức khỏe tinh thần

Những trạng thái tinh thần như căng thẳng, trầm cảm, các bệnh tâm thần khác và thậm chí cảm giác xấu hổ về việc nhiễm HIV có thể khiến bệnh nhân khó tiếp tục điều trị. Việc điều trị bệnh kết hợp với hỗ trợ sức khỏe tâm thần có thể giúp giảm bớt gánh nặng về tinh thần, từ đó giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đừng ngần ngại bày tỏ tình trạng hiện tại của mình với bác sĩ để có được sự hỗ trợ tốt.

9. Kết hợp tối đa việc điều trị HIV với cuộc sống của bạn

Một trong những cách tốt để đảm bảo thuốc điều trị HIV sẽ hoạt động hiệu quả là tuân theo lịch trình đã được bác sĩ lên kế hoạch sẵn bằng cách uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Bạn có thể đặt báo thức để nhắc bạn hoặc ghép nó với một phần khác trong thói quen hằng ngày của bạn như đánh răng hoặc pha cà phê. Giữ lại hộp thuốc sẽ dễ dàng giúp bệnh nhân theo dõi liều lượng của mình và nên mang theo những viên thuốc dự phòng trong trường hợp đi vắng đến giờ uống thuốc.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

328 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thai phụ nhiễm HIV có ảnh hưởng đến thai nhi không?
    Thai phụ nhiễm HIV có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Em và chồng đang mắc bệnh HIV nhưng chỉ có em đang điều trị còn chồng em thì chưa. Hiện tại, em đang có em bé. Vậy cho em hỏi là thai phụ nhiễm HIV có ảnh hưởng đến thai ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Atazanavir
    Công dụng thuốc Atazanavir

    Atazanavir thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus. Được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân HIV nhằm làm giảm số lượng virus HIV, tạo điều kiện cho hệ miễn dịch phát triển tốt hơn... ...

    Đọc thêm
  • Invinorax 300
    Công dụng thuốc Invinorax 300

    Invinorax 300 nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của tổ chức Y tế Thế giới, thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng virus và nấm. Đây là một loại thuốc được sử dụng ...

    Đọc thêm
  • thuốc atripla
    Công dụng thuốc Atripla

    Với ba thành phần chính là efavirenz, emtricitabine và tenofovir disoproxil, có tác dụng kháng virus, thuốc Atripla được sử dụng kê đơn cho những bệnh nhân là người trưởng thành bị nhiễm virus suy giảm hệ miễn dịch ở ...

    Đọc thêm
  • elocpa
    Công dụng thuốc Elocpa

    Thuốc Elocpa có chứa thành phần chính là hoạt chất Tenofovir disoprosil fumarate 300 mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ 1 viên nén. Thuốc Elocpa được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, phù hợp ...

    Đọc thêm