Đo điện não đồ - Phương pháp tầm soát bệnh sớm ở não

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Quốc Thành - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Đo điện não đồ EEG (tên đầy đủ là Electroencephalogram) là một kỹ thuật được sử dụng để thăm khám đo lường các hoạt động điện và các sóng trong não bộ. Phương pháp này có thể phát hiện những sóng điện não bất thường trong một số bệnh lý thần kinh, là kỹ thuật tầm soát bệnh sớm ở não hiệu quả.

1. Đo điện não đồ là gì?

Đo điện não đồ là một bài kiểm tra được sử dụng để phát hiện các bất thường liên quan đến hoạt động điện đồ của não. Phương pháp này theo dõi và ghi chép các mẫu sóng não. Sử dụng đĩa nhỏ bằng kim loại với dây mỏng (điện cực) đặt trên da đầu bệnh nhân, sau đó gửi tín hiệu đến một máy tính để ghi lại kết quả. Hoạt động điện bình thường trong não có thể được nhận biết qua mô hình. Thông qua kiểm tra điện não đồ, các bác sĩ có thể tìm kiếm các biểu hiện bất thường dẫn đến tình trạng co giật và các vấn đề khác liên quan đến não bộ.

Bên cạnh đó, điện não đồ cũng là phương pháp phổ biến và hiệu quả giúp phát hiện được các rối loạn chức năng của não bộ trong các bệnh lý thần kinh, tầm soát bệnh sớm ở não. Các bệnh lý cần phát hiện sớm để đưa ra hướng điều trị thích hợp. Phương pháp này cần có sự chuẩn bị kỹ càng nên có thể trì hoãn.

2. Đo điện não đồ có gây hại không?

Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm vì đo điện não đồ là phương pháp an toàn và vô hại. Trong quá trình đo, không có bất kỳ dòng điện nào truyền vào cơ thể người bệnh do bản chất của phương pháp điện não đồ chỉ giúp ghi lại các hoạt động điện của vỏ não người bệnh.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Khi bị rối loạn giấc ngủ bệnh nhân nên đi đo điện não đồ

3. Chỉ định của phương pháp đo điện não đồ

Phương pháp đo điện não đồ là phương pháp phổ biến và hiệu quả giúp phát hiện được các rối loạn chức năng của não bộ trong các bệnh lý thần kinh, tầm soát bệnh sớm ở não. Cụ thể như sau:

  • Chẩn đoán và theo dõi biểu hiện động kinh hay các rối loạn co giật khác;
  • Hỗ trợ trong việc chẩn đoán chết não;
  • Đánh giá mức độ thức tỉnh của bệnh nhân trong quá trình gây mê.

Ngoài ra, đo điện não đồ còn có thể theo dõi chức năng não trong các bệnh lý khác như:

Bị sưng sau khi mổ nang não có nguy hiểm không?
Đo điện não đồ để tầm soát các bệnh lý ở não

4. Bạn cần chuẩn bị gì khi đo điện não đồ ?

Bạn cần chú ý một số điều sau trước và trong quá trình chụp điện não đồ để thu được kết quả chính xác và hiệu quả:

  • Gội đầu sạch sẽ đêm trước ngày đo điện não đồ. Không sử dụng dầu dưỡng tóc hay gel tạo nếp tóc, nói chung là không sử dụng các hoá chất bảo vệ tóc;
  • Không nên uống cà phê trong ngày đo điện não đồ;
  • Báo cáo cho bác sĩ nếu người bệnh đang dùng thuốc hoặc có đặt máy tạo nhịp;
  • Nếu đo điện não giấc ngủ thì người bệnh cần phải thức khuya, dậy sớm vào tối hôm trước (tức là ngủ lúc 0 giờ và dậy lúc 3 giờ sáng). Trong quá trình chờ đo điện não đồ thì bệnh nhân không được ngủ.

5. Quy trình ghi điện não đồ

5.1. Quy trình đo điện não thường quy

Quy trình này kéo dài khoảng 20 phút. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ nhắm mắt và nằm thư giãn trong khoảng thời gian 3 đến 4 phút, sau đó thực hiện nghiệm pháp nhắm mở mắt (tức là mở mắt trong vòng 10 giây, sau đó nhắm mắt lại). Nghỉ 5 phút sau nghiệm pháp trên rồi thực hiện nghiệm pháp hít thở sâu (tăng thông khí) trong 3 phút.

Sau đó là làm nghiệm pháp kích thích ánh sáng, kết thúc quá trình ghi điện não đồ bằng việc cho bệnh nhân thực hiện thao tác nhắm/mở mắt thêm 1 lần cuối cùng. Tác dụng của nghiệm pháp nhắm mở mắt (Berger) giúp xác định tình trạng ức chế nhịp alpha khi bệnh nhân mở mắt và tình trạng thức tỉnh của người bệnh.

đo điện não đồ thường quy
Bệnh nhân tiến hành nhắm mở mắt theo hướng dẫn của bác sĩ

5.2. Các nghiệm pháp hoạt hóa

Sử dụng các nghiệm pháp hoạt hóa thường quy để gợi ra các hoạt động dạng động kinh ở những người bệnh có nghi ngờ bị động kinh.

  • Tăng thông khí (Hyperventilation): thao tác này được thực hiện trong 3 phút, không thực hiện nghiệm pháp này cho người đang có những bệnh lý như: người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch nặng, bệnh lý mạch máu não nặng.
  • Kích thích ánh sáng (Photic stimulation): ban đầu cho tần số kích thích 3 chu kỳ/giây, sau đó tăng dần đến 30 chu kỳ/ giây. Thời gian thích hợp để kích thích ở một tần số là 10 giây và thời gian nghỉ giữa hai lần tần số kích thích cũng là 10 giây. Nghiệm pháp này phải dừng ngay khi bệnh nhân có những đáp ứng co giật do ánh sáng (photo convulsive response).
  • Gây mất ngủ (sleep deprivation): Đây là nghiệm pháp giúp làm tăng khả năng phát hiện hoạt động động kinh, giúp ghi điện não đồ của giấc ngủ.

Đo điện não đồ đang được Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec triển khai và thực hiện nhằm tầm soát sớm những bệnh lý liên quan đến não bộ. Kỹ thuật này được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ Vinmec được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, tiên tiến; chất lượng dịch vụ y tế chuyên nghiệp. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng về kết quả cũng như dịch vụ thăm khám và điều trị tại bệnh viện.

Để được tư vấn chi tiết về kỹ thuật ghi điện não đồ giấc ngủ tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan