Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Căn nguyên gây ngủ gật khi lái xe

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là khái niệm về bệnh khá mới mẻ với nhiều người nhưng thực tế đây là bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là căn nguyên chính gây ra tình trạng buồn ngủ, ngủ gật khi lái xe. Vì thế những người thường xuyên di chuyển đường dài, người hay có triệu chứng buồn ngủ vô cớ thì nhất định không nên bỏ qua bài viết này.

Với sự phát triển của truyền thông như hiện nay thì nhiều người đã biết đến những tác hại thật sự của lái xe khi say rượu. Thực tế, đã có rất nhiều người hiểu điều này và sẽ không lái xe khi say rượu. Tuy nhiên còn một vấn đề rất nhiều người chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm khi lái xe khi buồn ngủ? Điều này có thể thật sao?

Ngủ gật khi lái xe
Hội chứng ngưng thở có liên quan đến việc ngủ gật khi lái xe

Đây thực sự là vấn đề, bởi theo Viện Y học Giấc ngủ Nha khoa Hoa Kỳ, lái xe buồn ngủ cũng nguy hiểm như lái xe khi say rượu. Mỗi năm, tài xế buồn ngủ gây ra ít nhất 100.000 vụ tai nạn; nhiều trong số này gây tử vong. Tại Hoa Kỳ, 250.000 người lái xe ngủ gật tại bánh xe, gây ra 8.000 ca tử vong và 60.000 chấn thương hàng năm.

Tại sao nhiều người rơi vào tình trạng như vậy? Một lý do là buồn ngủ ban ngày quá mức gây ra bởi một loại bệnh là: hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ngưng thở khi ngủ đã được ước tính chịu trách nhiệm cho năm phần trăm đến 10 phần trăm của tất cả các tai nạn xe cơ giới.

Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) ước tính khoảng 25 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, thường được gọi là ngưng thở khi ngủ - một tình trạng xuất hiện các cơn ngừng thở trong giấc ngủ, với những gián đoạn nhịp thở thường đi kèm với tiếng khịt mũi và thở hổn hển.

Khịt mũi
Khịt mũi khi ngủ là một dấu hiệu của hội chứng ngừng thở khi ngủ

Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ rất hay đi kèm với biểu hiện ngáy, những người xung quanh thường phàn nàn về tiếng ngáy to của họ, tiếng ngáy có thể nghe thấy rõ dù ở người ngủ trong phòng đã đóng cửa. Người mắc hội chứng này hay cảm thấy thiếu ngủbuồn ngủ ban ngày, họ cũng rất dễ đi vào giấc ngủ dù đang làm một việc cần sự tập trung cao độ như lái xe, điều khiển tàu... và đây cũng là căn nguyên của nhiều vụ tai nạn giao thông.

Giải thích cho điều này các bác sĩ nói rằng những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ do những cơn ngừng thở ban đêm nên người bệnh khó có thể đạt được giấc ngủ sâu như người bình thường dẫn đến cấu trúc giấc ngủ bị phá vỡ và dù người bệnh ngủ rất nhiều nhưng họ vẫn cảm thấy mệt mỏi sau mỗi sáng thức dậy, đồng thời họ cũng luôn cảm thấy thiếu ngủ.

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng
Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường cảm thấy thiếu ngủ

Có rất nhiều người dân lo lắng với tình trạng dễ ngủ gật khi đang điều khiển phương tiện giao thông, họ thử nhiều loại thuốc nhưng không đem lại hiệu quả. Các bác sĩ cho biết không chỉ những người điều khiển phương tiện giao thông mà còn rất nhiều đối tượng khác nếu mắc bệnh này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, các công việc như: phi hành đoàn, lái tàu, điều khiển mạng giao thông, an ninh phải trực gác...

Tuy nhiên, giải quyết vấn đề buồn ngủ ban ngày và đem lại chất lượng cuộc sống cho những người bệnh lại có thể rất khả thi nếu tuân thủ điều trị. Ngưng thở khi ngủ từ trung bình đến nặng thường được điều trị bằng liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) để ngăn chặn việc tắc nghẽn đường hô hấp khi ngủ. Việc ngăn chặn tắc nghẽn đường thở khi ngủ làm cho người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu, không bị phá vỡ cấu trúc giấc ngủ và họ sẽ cảm thấy sảng khoái sau mỗi lần thức giấc, đặc biệt không có cảm giác thiếu ngủ vào ban ngày. Một số bệnh nhân đã nói: “tôi chưa bao giờ được ngủ như vậy” ngày sau đợt thử nghiệm CPAP đầu tiên.

Liệu pháp CPAP là phương pháp hỗ trợ bằng một máy thở cá nhân để hỗ trợ cho bệnh nhân khi ngủ. Máy sẽ liên tục cung cấp khí nén tạo 1 áp lực thông qua mặt nạ đường mũi hoặc cả mũi và miệng, áp lực sẽ giúp cho phần đường hô hấp trên không bị xẹp khi nằm ngủ. Điều này, ngoài đảm bảo giấc ngủ sinh lý còn có thể giúp bệnh nhân giảm ngáy hiệu quả. Rất nhiều người đã thông báo người thân của họ đã hết ngáy từ khi dùng máy CPAP.

Liệu pháp CPAP
Liệu pháp CPAP giúp hỗ trợ cho bệnh nhân ngừng thở khi ngủ

Để chứng minh cho hiệu quả của việc điều trị, Ludger Grote, phó giáo sư tại Trung tâm Rối loạn giấc ngủ và cảnh giác tại Học viện Sahlgrenska, thông báo: "Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng rất mạnh mẽ rằng bệnh nhân ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn có nguy cơ mắc các tai nạn giao thông cao và nguy cơ này có thể được sửa đổi nếu điều trị CPAP được sử dụng đầy đủ."

Sử dụng dữ liệu từ Cơ quan đăng ký tai nạn giao thông Thụy Điển (STRADA), nhóm nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ tai nạn giao thông trong số 1.478 bệnh nhân ngưng thở khi ngủ tại các phòng thí nghiệm ngủ lâm sàng và dân số kiểm soát 635.786 người có bằng lái xe ở Thụy Điển.

Trong thời gian nghiên cứu hơn 10 năm, họ đã tìm thấy 21.118 cá nhân có hồ sơ ít nhất một vụ tai nạn xe cơ giới trong dân số kiểm soát. Họ cũng phát hiện ra rằng 82 vụ tai nạn xe cơ giới đã xảy ra trong khi một bệnh nhân ngưng thở khi ngủ đang ngồi ở bánh xe, với 56 vụ tai nạn xảy ra trong 5 năm trước khi chẩn đoán và 26 trong năm sau khi chẩn đoán.

Khi họ phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân ngưng thở khi ngủ có khả năng là người lái xe trong một vụ tai nạn xe máy gần gấp 2,5 lần so với những người lái xe trong dân số nói chung.

Phân tích sâu hơn đã xác định một số yếu tố làm tăng độc lập nguy cơ tai nạn giao thông ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ đang lái xe, chẳng hạn như buồn ngủ ban ngày nghiêm trọng, ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm hoặc sử dụng thuốc ngủ.

Bệnh nhân ngưng thở khi sử dụng CPAP có hiệu quả giảm 70% nguy cơ tai nạn cao hơn. Nghiên cứu cũng phân tích cho thấy bệnh nhân ngưng thở khi sử dụng liệu pháp CPAP trung bình 4 giờ mỗi đêm hoặc nhiều hơn cho thấy giảm 70% nguy cơ gặp tai nạn xe máy khi lái xe. Kết luận các nghiên cứu đã chỉ ra: "Xác định và điều trị hiệu quả chứng ngưng thở khi ngủ là điều cần thiết để giảm các tai nạn có thể tránh được, đe dọa đến tính mạng do lái xe buồn ngủ”.

Liệu pháp CPAP
Liệu pháp CPAP đang đem lại hiệu quả trong việc điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ

Với sự phát triển của phương tiện giao thông ở nhiều quốc gia, khi tham gia giao thông nếu bạn có biểu hiện hay buồn ngủ hoặc đã từng có sự cố khi lái xe liên quan đến sự mất tỉnh táo do cơn buồn ngủ thì bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đánh giá chất lượng giấc ngủ. Từ đó có hướng điều trị, giảm thiểu nguy cơ rủi ro tai nạn có thể xảy ra.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai Gói sàng lọc hội chứng ngừng thở khi ngủ dành cho nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có những người có các triệu chứng như: ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức, hay mệt mỏi, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, ngừng thở khi ngủ,... đặc biệt những tài xế lái xe thường xuyên ngủ không đúng giờ giấc.

Với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, có nhiều năm công tác trong nghề sẽ đưa ra lời tư vấn và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất cho bạn.

Quý khách có nhu cầu khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thể đăng ký khám tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan