Hướng dẫn xem kết quả của nghiệm pháp Coombs

Kháng thể là một phần của hệ thống miễn dịch. Chúng giúp cơ thể chống lại vi trùng, nhưng đôi khi chúng mắc lỗi và tấn công ngược lại vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể bạn. Trong xét nghiệm Coombs, bạn sẽ được lấy máu, sau đó các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm sẽ được thực hiện nhằm tìm kháng thể tấn công các tế bào hồng cầu. Bạn cũng có thể nghe thấy nó được gọi là xét nghiệm antiglobulin hoặc sàng lọc kháng thể hồng cầu.

1. Tại sao bạn cần thực hiện xét nghiệm Coombs?

Tế bào hồng cầu của mọi người không giống nhau. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tạo ra các kháng thể nếu nó tìm thấy các vật lạ trong cơ thể. Các vật thể lạ này sẽ được khóa vào các khu vực cụ thể ở bên ngoài tế bào. Một số kháng thể này có liên quan đến nhóm máu của bạn.

Có hai loại xét nghiệm Coombs. Xét nghiệm trực tiếp tìm kiếm các kháng thể bị mắc kẹt với các tế bào hồng cầu. Xét nghiệm gián tiếp tìm kiếm các kháng thể trôi nổi trong phần chất lỏng trong máu của bạn, được gọi là huyết thanh.

2. Trong trường hợp nào bạn được chỉ định thực hiện xét nghiệm Coombs gián tiếp?

Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm Coombs gián tiếp, còn được gọi là IAT thường để ngăn ngừa hai vấn đề sau:

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra máu của bạn trước khi truyền máu để đảm bảo rằng nó không có kháng thể có khả năng phản ứng xấu với máu được hiến. Đó là một phần của quy trình "phân loại và sàng lọc".
  • Phụ nữ mang thai được sàng lọc kháng thể trước khi sinh bằng xét nghiệm Coombs gián tiếp. Xét nghiệm này sẽ tiến hành kiểm tra máu của người mẹ để xem liệu có kháng thể nào có thể truyền sang và gây hại cho thai nhi không.
huong-dan-xem-ket-qua-cua-nghiem-phap-coombs-1
Xét nghiệm Coombs

3. Tại sao bạn được chỉ định thực hiện xét nghiệm Coombs trực tiếp?

Xét nghiệm Coombs trực tiếp (hay còn gọi là DAT) có thể giúp giải thích lý do tại sao bạn không cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn hoặc có các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến máu của bạn. Có 3 trường hợp thường được chỉ định tiến hành xét nghiệm Coombs được liệt kê dưới đây:

Bạn có thể cảm thấy không khỏe sau khi truyền máu nếu máu của người hiến không phù hợp. Cơ thể của bạn có thể nhận ra các tế bào máu được truyền vào đó là tế bào ngoại lai và tạo ra các kháng thể để loại bỏ chúng, mặc dù các tế bào máu được truyền vào này có mục đích tốt là giúp đỡ bạn.

Ngoài ra có một bệnh về máu gọi là thiếu máu do tan máu tự miễn, là bệnh khi kháng thể phá hủy các tế bào hồng cầu của chính bạn nhanh hơn tốc độ cơ thể bạn có thể tạo ra chúng. Bạn có thể mắc căn bệnh này do một số nguyên nhân sau:

Em bé có da và mắt màu vàng do bệnh tan máu của trẻ sơ sinh (HDN) do một số kháng thể từ mẹ có thể tấn công các tế bào hồng cầu của của em bé. Điều này xảy ra thường xuyên nhất khi một phần nhóm máu của em bé được thừa hưởng từ người cha không hòa hợp với người mẹ.

4. Xét nghiệm coombs được tiến hành như thế nào?

Kỹ thuật viên sẽ sử dụng kim để lấy một mẫu máu nhỏ từ tĩnh mạch tại bàn tay hoặc cánh tay của bạn. Bạn có thể cảm thấy có một vết chích nhỏ trên da và có một chút chảy máu hoặc bầm tím nơi kim đâm vào. Sau đó, họ sẽ gửi máu vừa được lấy đến phòng thí nghiệm.

Cả xét nghiệm trực tiếp và gián tiếp đều có thể thực hiện tìm kiếm cơ bản là kiểm tra sự hiện diện của kháng thể nói chung hoặc cho một kháng thể cụ thể nào đó. Trước khi truyền máu, mỗi gói máu được hiến cũng cần phải được kiểm tra.

Kết hợp chéo là một loại IAT (xét nghiệm Coombs gián tiếp) đặc biệt có thể được thực hiện trước khi truyền máu. Phòng thí nghiệm trộn huyết thanh của bạn (chứa kháng thể) với các tế bào hồng cầu từ người hiến tặng để quan sát điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

huong-dan-xem-ket-qua-cua-nghiem-phap-coombs-2
Lấy máu xét nghiệm

5. Đọc kết quả xét nghiệm Coombs gián tiếp như thế nào?

5.1 Kết quả xét nghiệm Coombs gián tiếp âm tính

Nếu kết quả trả về âm tính là tin tốt. Điều này chứng minh là bạn không có kháng thể trong huyết thanh, vì vậy bạn có thể lấy máu từ người hiến một cách an toàn hay không cần lo lắng về rắc rối với em bé trong bụng

5.2 Kết quả xét nghiệm Coombs gián tiếp dương tính

  • Nếu kết quả xét nghiệm Coombs là dương tính đối với trường hợp đang đợi để truyền máu là một cảnh báo rằng bác sĩ sẽ phải cẩn thận khi chọn máu của người hiến. Những người cần truyền máu nhiều và thường xuyên do một lý do nào đó có thể phát triển rất nhiều kháng thể khác nhau trong máu và sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm máu phù hợp.
  • Xét nghiệm Coombs gián tiếp trong thai kỳ cho kết quả dương tính có nghĩa là bạn có thể cần thực hiện các bước để bảo vệ em bé. Không phải tất cả các kháng thể mà xét nghiệm tìm thấy đều có hại, vì vậy tùy thuộc vào loại kháng thể mà xét nghiệm đã tìm kiếm. Bạn có thể cần thêm các xét nghiệm để thu hẹp để thu hẹp lại loại kháng thể nào trong máu của bạn. Từ đó bác sĩ sẽ biết phải làm gì tiếp theo.

6. Đọc kết quả xét nghiệm Coombs trực tiếp như thế nào?

Xét nghiệm Coombs trực tiếp cho kết quả dương tính

Điều đó chứng minh bạn có các kháng thể gắn vào các tế bào hồng cầu máu, nhưng cũng không nhất thiết phải chỉ ra loại kháng thể đó là kháng thể nào và tại sao. Bên cạnh kết quả xét nghiệm Coombs trực tiếp, bạn có thể vẫn cần các xét nghiệm khác để tìm ra chẩn đoán và điều trị phù hợp.

7. Thực hiện xét nghiệm Coombs ở đâu?

huong-dan-xem-ket-qua-cua-nghiem-phap-coombs-3
Thực hiện xét nghiệm máu tại các bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân

Thực tế xét nghiệm Coombs là một loại xét nghiệm thông thường khá dễ thực hiện. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm Coombs ở nhiều bệnh viện hoặc hoặc các phòng khám tư nhân được trang bị các trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc để thực hiện xét nghiệm tại những địa điểm uy tín, sẽ giúp cho việc đảm bảo độ chính xác của các xét nghiệm được tiến hành.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan