Khái niệm cơ bản về âm thanh, tai và thính giác

Thính giác đi liền với con người từ lúc chúng ta được sinh ra, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về âm thanh, cách hệ thính giác vận hành cũng như nguyên nhân gây suy giảm thính giác.

1. Cơ chế hoạt động để tai nghe được

Cấu trúc giải phẫu của hệ thính giác vô cùng phức tạp, nhưng được chia thành 2 phần là “ngoại biên” và “trung tâm”.

Hệ thính giác ngoại biên được chia thành 3 phần như sau:

  • Phần tai ngoài: Bao gồm vành tai, ống tai và màng nhĩ.
  • Tai giữa: Đây là một khoang chứa khí nhỏ, gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương búa nối liền với màng nhĩ, cửa ngõ ra tai ngoài; xương đe là xương nhỏ nhất trong cơ thể, đi liền với tai trong; còn xương bàn đạp nằm trong một cửa sổ, có màng bao để phân cách tai giữa và ốc tai trong.
  • Phần tai trong: Bộ phận này giúp tai nghe được âm thanh và giữ thăng bằng. Cơ quan thính giác được gọi là ốc tai, do có hình dạng giống vỏ ốc. Ốc tai chứa hàng ngàn tế bào thính giác, kết nối với hệ thính giác trung tâm bằng dây thần kinh thính giác. Ốc tai chứa một loại dịch đặc biệt, có vai trò quan trọng cho chức năng thính giác.

Hệ thính giác trung tâm bao gồm:

  • Dây thần kinh thính giác.
  • Đường dẫn phức tạp tinh tế đến thân não, tiến tới vỏ não thính giác.

2. Chúng ta nghe thấy âm thanh như thế nào?

Sinh lý học của thính giác cũng giống như giải phẫu của nó, vô cùng phức tạp, nên cách dễ hiểu nhất là tìm hiểu về vai trò của mỗi bộ phận trong hệ thính giác.

Sóng âm, thực chất là những rung động trong không khí xung quanh chúng ta, được vành tai ở hai bên đầu thu nhận và rót vào ống tai. Những sóng âm này làm màng nhĩ rung lên. Màng nhĩ cực kì nhạy cảm với những rung động âm thanh trong ống tai, nó có thể phát hiện những âm thanh mờ nhạt, cũng như tái tạo lại những mô hình rung động âm thanh phức tạp nhất.

Những rung động của màng nhĩ do sóng âm dịch chuyển xương búa, xương đe và xương bàn đạp tại tai giữa để chuyển động âm thanh đến ốc tai trong. Quá trình này diễn ra nhờ xương bàn đạp. Khi xương bàn đạp rung lên, nó làm cho dịch tại ốc tai trong di chuyển dạng sóng, kích hoạt các tế bào lông tí hon.

Đặc biệt, tế bào lông trong ốc tai được phân công nhiệm vụ phản ứng lại nhiều loại âm thanh khác nhau, theo tần độ và tần suất. Những âm bổng sẽ kích thích tế bào lông tại phần dưới, trong khi âm trầm kích thích tại phần trên của ốc tai. Ngoài ra, khi mỗi tế bào lông phát hiện chức năng nó đảm nhận thì sẽ tạo ra xung thần kinh di chuyển theo dây thần kinh thính giác.

Những xung thần kinh này theo một lộ trình phức tạp đến thân não, trước khi vào điểm đến là trung tâm thính giác của não bộ (vỏ não thính giác). Đây là nơi những dòng xung thần kinh được “phiên dịch” thành những âm thanh có nghĩa. Tất cả những quá trình này diễn ra rất nhanh, ngay sau khi sóng âm vừa vào ống tai.

âm thanh
Rung động của màng nhĩ do sóng âm dịch chuyển xương búa, xương đe và xương bàn đạp để chuyển động âm thanh.

3. Điều gì sẽ xảy ra khi thính giác có vấn đề?

Thính giác tốt khi cấu tạo của hệ thính giác phối hợp một cách bình thường, âm thanh có thể truyền qua những bộ phận khác nhau từ tai đến não mà không bị méo mó. Nếu một bộ phận nào đó trong tai xảy ra vấn đề thì thính giác sẽ bị ảnh hưởng, mức độ tùy vào vị trí tổn thương.

Nếu bạn gặp phải vấn đề ở tai ngoài hoặc tai giữa thì sự truyền tải âm thanh vào ốc tai trong không hiệu quả, khiến bạn nghe không đủ to. Ví dụ, nút ráy tai trong ống tai hay thủng màng nhĩ là những trường hợp mất thính giác dẫn truyền, do rung động âm thanh không được dẫn truyền thành công. Ốc tai vẫn hoạt động bình thường nhưng không thể nhận âm thanh đầy đủ qua kết nối với tai giữa.

Trường hợp ốc tai trong và não bị tổn thương tế bào lông tinh tế, dây thần kinh thính giác, hay dị dạng đường dẫn truyền âm đến não thì lộ trình qua tai ngoài và tai giữa vẫn bình thường, nhưng sau khi sóng âm đến ốc tai lại không được truyền đi như bình thường.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây mất thính giác nhưng tiếp xúc với tiếng ồn vượt mức hay lão hoá là hai nguyên nhân thường gặp nhất. Triệu chứng phổ biến của mất thính giác là nghe không rõ, khó hiểu ngôn ngữ trong môi trường tiếng ồn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu ù tai, nghe kém, mất thính lực đột ngột, có âm thanh lạ hoặc có những bất thường khác về tai thì người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị.

Hiện nay, Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những địa chỉ uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng trong khám và điều trị các bệnh lý, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Không chỉ có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh.

Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất trong quá trình thăm khám, điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Hearinglink.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan