Khô miệng và bệnh tiểu đường có mối liên hệ nào?

Khô miệng là một triệu chứng phổ biến ở cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị bệnh tiểu đường đều sẽ trải qua nó. Bạn cũng có thể bị khô miệng nếu không mắc bệnh tiểu đường. Nếu bị khô miệng và nghi ngờ mình có thể bị tiểu đường, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.

1. Các biểu hiện của khô miệng

Khô miệng xảy ra do lượng nước bọt được tiết ra trong miệng của bạn giảm xuống. Các triệu chứng của khô miệng bao gồm:

  • Lưỡi khô ráp
  • Thiếu độ ẩm trong miệng
  • Đau miệng thường xuyên
  • Môi nứt nẻ
  • Vết loét trong miệng
  • Nhiễm trùng trong khoang miệng
  • Khó nuốt, khó nói hoặc khó nhai

2. Nguyên nhân nào gây ra chứng khô miệng?

Bất kỳ ai cũng có thể bị khô miệng, nhưng đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Cơ chế chính xác vẫn chưa được biết, nhưng lượng đường trong máu cao có thể gây ra cảm giác miệng khô ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường cũng có thể gây khô miệng. Các nguyên nhân khác của khô miệng bao gồm:

Khô miệng và bệnh tiểu đường có mối liên hệ nào?
Mất nước là một nguyên nhân dẫn đến khô miệng

3. Điều gì làm tăng nguy cơ khô miệng?

Khô miệng chưa được hiểu rõ vì chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Một phân tích tổng hợp đã xem xét các nghiên cứu từ năm 1992 đến năm 2013, nhưng các nhà nghiên cứu không thể xác định bất kỳ nguyên nhân chính xác nào gây khô miệng từ các kết quả nghiên cứu.

4. Các biện pháp chữa khô miệng tại nhà

Bạn có thể cải thiện các triệu chứng khô miệng tại nhà bằng một số các biện pháp:

  • Tránh sử dụng thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, caffeine hoặc chất làm ngọt nhân tạo
  • Uống nhiều nước
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn
  • Ăn trái cây và rau quả giàu chất xơ
  • Cạo mảng bám thừa trên răng
  • Sử dụng nước súc miệng không cồn
  • Nhai kẹo cao su
  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluor
  • Súc miệng với nước bạc hà có chứa xylitol, giúp hơi thở thơm mát

Bạn cần xác định nguyên nhân cơ bản để điều trị chứng khô miệng hiệu quả. Nếu lượng đường trong máu cao là nguyên nhân gây khô miệng, kiểm soát lượng đường trong máu sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bạn. Nếu nghi ngờ một loại thuốc bạn đang dùng là nguyên nhân bên dưới, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể kê một loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều lượng của bạn.

Bạn cũng nên thường xuyên đến gặp nha sĩ. Vệ sinh thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn và tác động tích cực đến chứng khô miệng.

Giảm lượng đường trong máu có thể có tác động rất lớn đến việc cải thiện tình trạng khô miệng. Bạn có thể giảm lượng đường trong máu thông qua các thói quen sau:

  • Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống ít đường
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ
  • Duy trì một chế độ ăn uống nhiều chất béo lành mạnh và protein
  • Uống thuốc theo quy định
  • Theo dõi lượng đường của bạn thường xuyên

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu những phương pháp mới để điều trị bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy sữa ong chúa làm ẩm miệng và làm giảm các triệu chứng khô miệng ở 118 người lớn tuổi. Nghiên cứu thêm là cần thiết, nhưng những phát hiện ban đầu của nghiên cứu này cũng rất hứa hẹn.

Khô miệng và bệnh tiểu đường có mối liên hệ nào?
Tránh sử dụng thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, caffeine

5. Các biến chứng của khô miệng

Khô miệng không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng. Nước bọt có khả năng phân hủy carbohydrate và chứa các tế bào có thể giúp chống lại các mầm bệnh gây ra các bệnh lý nhiễm trùng. Khi tiết ít nước bọt, glucose và vi trùng có thể tích tụ trong miệng. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ của mảng bám, kết quả cuối cùng sẽ gây sâu răng.

Khô miệng không được điều trị theo thời gian có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Viêm nướu, hoặc nướu bị nhiễm trùng, bị kích ứng do sự hiện diện của vi khuẩn
  • Viêm nha chu, hoặc viêm quanh mô bao quanh răng
  • Tưa miệng, hoặc bệnh nấm candida, là sự phát triển của nấm trong miệng
  • Hôi miệng vẫn còn sau khi đánh răng và vệ sinh quá đà

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tuyến nước bọt có thể bị nhiễm trùng. Khô miệng cũng có thể dẫn đến chứng khó ngủ và ảnh hưởng đến vị giác của bạn.

6. Các biện pháp phòng ngừa tình trạng khô miệng

Khô miệng thường có thể kiểm soát được. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng đường có thể là công cụ để kiểm soát chứng khô miệng. Uống thuốc theo lời khuyên và tránh thức ăn, đồ uống có đường. Nếu tình trạng khô miệng tồn tại dai dẳng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Nó có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc. Thường xuyên đến gặp nha sĩ cũng có thể giúp điều trị chứng khô miệng của bạn. Khô miệng thường không phải là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu bạn không được điều trị.

Nhiều phương pháp điều trị khô miệng cũng là phương pháp phòng tránh nó. Làm theo các mẹo sau để ngăn ngừa khô miệng:

  • Tránh thức ăn cay và mặn, đặc biệt nếu chúng gây đau miệng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà. Tăng độ ẩm trong không khí có thể giúp giảm khô miệng.
  • Tránh caffein, thuốc lá và đồ uống có cồn. Những thứ này có thể khiến tình trạng khô miệng trở nên tồi tệ hơn.
  • Uống 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày. Uống đủ nước có thể làm giảm nguy cơ khô miệng.
  • Đến nha sĩ hai lần mỗi năm để khám và vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan