Lưu ý khi gây mê trong phẫu thuật tai mũi họng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Với sự phát triển của y tế hiện nay, hầu hết các ca phẫu thuật tai mũi họng đều được thực hiện ngay trong ngày với phương pháp gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.

1. Những lưu ý trước khi phẫu thuật tai mũi họng

Bệnh nhân được yêu cầu đi làm các chỉ định khám, xét nghiệm cận lâm sàng trước khi gây mê để mổ tai mũi họng.

Thường bác sĩ sẽ chỉ định cho xét nghiệm: Công thức máu, nhóm máu, bộ mỡ, men gan, nước tiểu...

  • X-quang phổi, CT-Scanner (Phẫu thuật mũi xoang, tai...)
  • Điện tim
  • Đo Thính lực nếu phẫu thuật tai
  • Khí áp mũi nếu phẫu thuật mũi xoang
  • Hoạt nghiệm dây thanh nếu phẫu thuật bệnh lý về dây thanh
  • Các chỉ định cận lâm sàng khác tùy theo yêu cầu.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ giúp phát hiện ra nhiều loại bệnh
Bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ

Các lĩnh vực chính của gây mê là quản lý đường thở, cung cấp thuốc giảm đau và phòng ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật (PONV).

Quản lý lưu thông đường thở

Chia sẻ đường thở với bác sĩ phẫu thuật, tiếp cận từ xa và nhu cầu ngăn chặn sự tắc nghẽn đường hô hấp là những yếu tố cần được xem xét trong quản lý đường thở

Gặp bác sĩ khám gây mê. Bác sĩ gây mê sẽ giải thích cho bệnh nhân và quyết định phương pháp gây mê và cần sử dụng loại thuốc gây mê nào là tốt nhất.

1.1 Những lưu ý trước khi phẫu thuật tai mũi họng

  • Bệnh nhân được yêu cầu đi làm các chỉ định khám, xét nghiệm cận lâm sàng trước khi gây mê để mổ tai mũi họng.
  • Thường bác sĩ sẽ chỉ định cho xét nghiệm: Công thức máu, nhóm máu, ure, creatinine, glucose máu, men gan, nước tiểu...
  • X-quang phổi, CT-Scanner (Phẫu thuật mũi xoang, tai...)
  • Điện tim
  • Đo Thính lực nếu phẫu thuật tai
  • Khí áp mũi nếu phẫu thuật mũi xoang
  • Hoạt nghiệm dây thanh nếu phẫu thuật bệnh lý về dây thanh
  • Các chỉ định cận lâm sàng khác tùy theo yêu cầu.
tẩy móng tay
Bệnh nhân phải tẩy sạch gel móng tay - chân trước khi phẫu thuật

1.2 Cân nhắc chú ý khi gây mê Phẫu thuật Tai mũi họng

  • Nội soi họng thanh quản để đánh giá NKQ khó, u xâm lấn.. vv
  • Phẫu thuật tai giữa thành công phụ thuộc vào hạ huyết áp có kiểm soát để giảm thiểu mất máu và duy trì phẫu trường rõ ràng, sử dụng thuốc giãn cơ tác dụng ngắn để thúc đẩy theo dõi thần kinh mặt, tránh oxit nitơ để ngăn ngừa sự phá vỡ mảnh ghép và rút ống NKQ êm dịu để ngăn chặn sự di lệch của mãnh ghép
  • Phẫu thuật tai giữa có thể dẫn đến buồn nôn và nôn sau phẫu thuật nhiều, đòi hỏi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn tích cực và đa phương thức, để phòng ngừa và điều trị.
  • Các biến chứng của phẫu thuật xoang bao gồm xuất huyết, tổn thương mắt, giảm thị lực, thuyên tắc khí tĩnh mạch, rò rỉ dịch não tủy, chấn thương thần kinh vĩnh viễn và tử vong.
  • Bệnh nhi mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn có thể bị thay đổi chức năng tâm trương thất phải, tăng huyết áp phổi, rối loạn nhịp tim và viêm tim thầm lặng.
  • Lập kế hoạch trước phẫu thuật cẩn thận sẽ ngăn chặn sự chuyển đổi tắc nghẽn đường thở một phần thành tắc nghẽn đường thở hoàn toàn khi điều trị bệnh nhân có dị vật đường thở
  • Sau khi xạ trị vào đầu và cổ, các mô trở nên cố định, săn chắc và xơ hóa. Mặc dù có vẻ ngoài bình thường, nội soi thanh quản trực tiếp có thể rất khó khăn, nếu không nói là không thể. Nội soi thanh quản mềm thường là phương pháp ưa thích để đặt nội khí quản.
  • Laser có thể tạo ra tổn thương nhiệt, gây ra các phản ứng quang hóa, có tác dụng cơ học và giải phóng độc tố. Hầu hết các tổn thương laser là do chùm tia phản xạ, với mắt là cơ quan dễ bị tổn thương nhất.
  • Không có ống laser là hoàn hảo, và cháy bỏng đường thở có thể xảy ra trong bất kỳ khi nào. Các biện pháp phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ hỏa hoạn phẫu thuật nhưng không thể loại bỏ nguy cơ.
  • Sử dụng ống nội khí quản theo dõi toàn vẹn thần kinh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ chấn thương dây thần kinh thanh quản tái phát trong phẫu thuật tuyến giáp và tuyến cận giáp.
gây mê an thần
Đảm bảo đường thở cho bệnh nhân trong suốt quá trình gây mê phẫu thuật

2. Lưu ý trong quá trình gây mê

  • Trong quá trình gây mê phẫu thuật ở tai mũi họng, người gây mê cần quan tâm tới các vấn đề đặc biệt sau:
  • Nếu có sự nghi ngờ nghiêm trọng về vấn đề hô hấp, khởi mê thuốc đường tĩnh mạch nên được tránh, phương pháp gây mê thích hợp là đặt nội khí quản lúc bệnh nhân tỉnh hay nội soi thanh quản ống meemf9 nếu bệnh nhân hợp tác) hoặc khởi mê với thuốc mê hơi đường hô hấp, duy trì thông khí với bệnh nhân tự thở( bệnh nhân không hợp tác)
  • Trong một vài trường hợp trang thiết bị và Bác sĩ Tai- Mũi -Họng sẵn sàng cho mở khí quản cấp cứu
  • Đường thở được chia sẻ với bác sĩ phẫu thuật
  • Bệnh nhân thường được đặt cách xa bác sĩ gây mê
  • Chuẩn bị cho việc thông khí phổi và cung cấp oxy đầy đủ cho bệnh nhân trong khi vẫn tạo thuận lợi trong quá trình phẫu thuật ở mũi và họng nhờ có sự chia sẻ đường thở giữa bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên.
  • Dự phòng tránh trường hợp bệnh nhân hít phải máu, dịch mủ hoặc các vật liệu khác vào phổi trong quá trình phẫu thuật gây mê ở mũi họng.
  • Chuẩn bị đầy đủ và tốt nhất các phương tiện, dụng cụ cho phẫu thuật vi phẫu ở tai và thanh quản.
  • Cẩn trọng đối với các bệnh nhân từng có các phẫu thuật lớn ở vị trí đầu và cổ.xoang cảnh thường kết hợp với hạ huyết áp, chậm nhịp tim, rối loạn nhịp ngưng xoang, khoảng QT kéo dài.phong bế bao xoang với thuốc tê sẽ tránh được các vấn đề này.
  • Bảo vệ đường hô hấp trên bệnh nhân không bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn

3. Lưu ý sau khi kết thúc phẫu thuật tai mũi họng

  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong sẽ được đưa về phòng hồi sức để theo dõi mạch, huyết áp cũng như nhịp thở. Bệnh nhân có thể uống sữa hay ăn 1 ít thức ăn mềm như cháo. Nếu phẫu thuật nội soi mũi thì bệnh nhân có thể được về ngay trong ngày.
  • Chảy máu sau phẫu thuật cắt Amidal là một cấp cứu ngoại khoa. Bệnh nhân có thể bị hạ kali máu và nhịp tim nhanh trước khi biến chứng được ghi nhận, và chăm sóc gây mê bao gồm cả hồi sức truyền dịch và quản lý đường thở.
  • Cung cấp thuốc giảm đau và phòng ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật (PONV)
  • Sau mổ thường đặt người bệnh ở tư thế nghiêng một bên và đầu thấp
  • Nếu phù nề sau phẫu thuật liên quan với cấu trúc có thể gây tắc nghẽn đường thở( ví dụ , lưỡi) , bệnh nhân phải được chăm sóc đặc biệt,, điều trị chống phù nề bằng corticoide đường tĩnh mạch hay khí dung, thậm chí đặt lại nội khí quản
  • Uống thuốc theo đúng kê đơn, chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ, đúng hẹn.
  • Vệ sinh mũi sau phẫu thuật một tuần, mỗi ngày cần rửa từ 2-3 lần, trong 3-6 tuần đầu người bệnh nên sử dụng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh(có bán tại tất cả các nhà thuốc)
  • Trong 2 tuần đầu sau mổ, tránh xa thuốc lá, chất cồn, chất kích thích, khói, bụi, xì mũi mạnh, tránh các hoạt động mạnh.
  • Trong 3 tháng đầu sau khi mổ, người bệnh có thể xuất hiện vài giọt máu tươi chảy từ mũi hay hay ít đờm chảy xuống họng. Đây là triệu chứng bình thường sau mổ vì vậy không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng máu chảy nhiều thì cần tới bệnh viện gần nhất để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan