Lý giải nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau sinh và cách khắc phục

Không ít sản phụ gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh dẫn đến không ít phiền toái. Nếu tình trạng hay quên vẫn tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc của mẹ, đôi khi còn gây ra chứng trầm cảm sau sinh. Vậy nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau sinh là do đâu và khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau sinh

1.1 Mất cân bằng hormone Estrogen

Sự mất cân bằng estrogen là nguyên nhân chính gây nên chứng suy giảm trí nhớ sau sinh. Ngoài chức năng là một hormon riêng biệt của phái nữ, estrogen còn có tác dụng làm thay đổi tế bào gốc của hệ thần kinh trung ương, tái sinh đồi hải mã và thay đổi hình dáng não bộ, do đó estrogen cũng nhận trách nhiệm trong việc tạo nên trí nhớ.

Khi mang thai, đỉnh của hormone estrogen sẽ tăng dần trong tam cá nguyệt thứ nhấttam cá nguyệt thứ hai, sau đó giảm dần trong tam cá nguyệt cuối cho đến 3 tháng hậu sản mới trở về bình thường.

Do đó, sau khi em bé chào đời, sự thiếu hụt đột ngột estrogen khiến cơ thể bà bầu chưa kịp thích nghi, dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ sau sinh, não bộ hoạt động trì trệ hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người phụ nữ đã từng sinh em bé và đặc biệt nếu sinh nhiều lần thì trí nhớ sẽ kém hơn hẳn những người cùng độ tuổi.

Tuy nhiên, chứng suy giảm trí nhớ sau sinh mang tính chất cá thể, tùy theo từng đối tượng mà mức độ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, một loại hormone khác là oxytocin được sản xuất nhiều ở giai đoạn cho con bú, cũng gián tiếp ảnh hưởng làm giảm nồng độ estrogen trong máu và cộng hưởng gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh.

1.2 Trầm cảm

Trầm cảm cũng là một trong các nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau sinh. Sau khi đón chào em bé, sự thay đổi về cuộc sống của người phụ nữ là rất lớn. Việc vừa đảm nhận trách nhiệm làm mẹ và làm vợ, vẻ ngoài xuống cấp hoặc thiếu sự quan tâm, chia sẻ của người chồng, con trẻ quấy khóc...

Bên cạnh đó bà bầu sau sinh phải bắt nhịp với công việc sau thời gian dài nghỉ ngơi và không thể hiện được cảm xúc ra bên ngoài. Tất cả các áp lực đó gây nên bệnh trầm cảm sau sinh, đầu óc khó tập trung và suy giảm trí nhớ.

trầm cảm
Trầm cảm sau sinh là nguyên nhân khiến tình trạng sa sút trí nhớ xảy ra

1.3 Áp lực khi đảm nhận nhiều trách nhiệm

Sau sinh, nhiều mẹ phải bước vào giai đoạn vừa chăm sóc dạy dỗ con cái, vừa phải kiếm tiền và chăm lo cho gia đình. Điều này làm cho người phụ nữ bị kiệt sức và mệt mỏi quá độ. Khi đó, ệ thần kinh sẽ mất tập trung do phải phân tán suy nghĩ vào nhiều hoạt động cùng lúc và làm trí nhớ sa sút theo thời gian.

1.4 Thiếu hụt dinh dưỡng

Quá trình mang thai, người mẹ dù được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ nhưng phải chia sẻ đa phần cho em bé trong bụng, do đó dinh dưỡng cho mẹ bầu vẫn thiếu hụt. Chưa dừng lại ở đó, giai đoạn sau sinh phải nuôi con bằng sữa mẹ khiến nguồn dinh dưỡng hấp thu không đủ để đáp ứng nhu cầu cả mẹ và bé. Hậu quả là cơ thể thiếu chất, thiếu máu nuôi não bộ và gây suy giảm trí nhớ sau sinh.

1.5 Giấc ngủ không đầy đủ

Khi con người chìm trong giấc ngủ cũng là lúc cơ thể tái tạo lại, đặc biệt là cho não bộ được nghỉ ngơi và sắp xếp, lưu trữ lại các ký ức. Mẹ sau sinh thường xuyên ở trạng thái thiếu ngủ trầm trọng do cuộc sống bị đảo lộn, phải thức khuya thường xuyên để chăm sóc cho em bé, qua đó gây nên chứng mất trí tạm thời, những thông tin vừa được tiếp nhận chưa được ghi nhớ thì đã bị lãng quên

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng
Mẹ bầu sau sinh thiếu ngủ dẫn đến suy giảm trí nhớ

2. Cách khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh

2.1 Chia sẻ với chồng và người thân

Người phụ nữ không nên im lặng mà hãy chia sẻ những khó khăn, những vấn đề đang gặp phải với người chồng và người thân trong gia đình.

Vai trò của người chồng đặc biệt quan trọng, chồng cần quan tâm đến mẹ bầu nhiều hơn để họ được thoải mái về mặt tâm lý, nên tích cực chuyện trò để vợ cảm thấy được yêu thương, hạnh phúc, không nên la mắng, trì triết. Việc chia sẻ khó khăn với nhau sẽ góp phần giảm nguy cơ stresssuy giảm trí nhớ sau sinh.

2.2 Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

  • Chế độ dinh dưỡng bổ sung nguồn estrogen tự nhiên như đậu nành, một số loại hạt như hạt điều, hạt lạc, hạt vừng và hạt hướng dương...
  • Hạn chế các chất kích thích như bia rượu, chè đặc, cà phê và thuốc lá.
  • Uống viên bổ sung sắt trong suốt thai kỳ để tránh thiếu máu do thiếu sắt
  • Một số thực phẩm bổ ích cho não bộ, giàu B6 và acid folic như ngũ cốc, bột yến mạch, rau bina, súp lơ xanh, dâu tây, táo, hạnh nhân...
  • Chia ra ăn nhiều bữa một ngày, không được bỏ bữa.
Ngộ độc sắt
Uống bổ sung viên sắt giúp cải thiện tình trạng sa sút trí nhớ sau sinh

2.3 Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ giúp não bộ nghỉ ngơi, qua đó tăng cường trí nhớ. Mẹ bầu nên tập thói quen ngủ trưa khoảng 20 đến 30 phút và ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Nên tạo thói quen cho bé ngủ đúng giờ để mẹ có thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ hạn chế được việc suy giảm trí nhớ.

2.4 Sắp xếp công việc hợp lý

Bà bầu sau sinh sẽ sớm trở lại với công việc thường ngày như trước khi mang thai. Do đó cần phải sắp xếp công việc một cách hợp lý, tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc gây quá tải, khiến cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến trí nhớ. Cách tốt nhất là ghi chép lại vào sổ tay hoặc điện thoại để công việc không bị dồn nén quá mức, làm việc thoải mái nhất có thể.

Đau đầu do căng thẳng stress kéo dài
Sau sinh, mẹ bầu nên sắp xếp công việc hợp lý để tránh quá tải và áp lực

2.5 Tạo một số thói quen tích cực

  • Ngâm chân bằng nước nóng và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để máu được lưu thông và thư giãn cơ thể.
  • Luyện tập để tăng cường trí nhớ: khi chú tâm tập trung liên tục, não bộ sẽ hình thành thói quen và trí nhớ sẽ quay trở lại.
  • Tập yoga: Đây là biện pháp rất tốt giúp cơ thể được thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi đồng thời rèn khả năng tập trung cho não.
  • Nghe nhạc cổ điển: Âm nhạc luôn khiến tâm hồn con người được thoải mái và thư giãn. Vì thế, để tránh căng thẳng và suy giảm trí nhớ bạn nên nghe những bản nhạc giao hưởng cổ điển nhẹ nhàng, rất tốt cho việc cải thiện trí nhớ và khắc phục chứng suy giảm trí nhớ sau sinh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan