Nhận biết cơn đau quặn thận điển hình và không điển hình

Cơn đau quặn thận thường gặp trong các bệnh hệ tiết niệu. Cơn đau quặn thận cấp là trường hợp cấp cứu, cần được xử trí kịp thời.Vậy nhận biết cơn đau quặn thận điển hình và không điển hình bằng cách nào?

1. Cơn đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận là triệu chứng điển hình của sỏi niệu quản. Thường xuất hiện đột ngột, sau khi vận động mạnh hay lao động nặng. Cơn đau được mô tả là đau hơn đau đẻ, gãy xương hay đạn bắn.

Nguyên nhân chủ yếu do sỏi kẹt trong niệu quản, bít tắc đường tiểu gây tăng áp lực lên đài bể thận gây ra cơn đau quặn thận.

2. Sinh lý cơn đau quặn thận

Bình thường nước tiểu xuống bàng quang chủ yếu do sự co thắt của đài bể thận và niệu quản đoạn trên. Khi bể thận đầy nước tiểu, sẽ làm tăng áp lực ở bể thận, đẩy nước tiểu xuống niệu quản phần trên. Khúc nối niệu quản - bể thận đóng lại tránh nước tiểu chảy ngược dòng.

Niệu quản tiếp tục co thắt tống nước tiểu xuống bàng quang. Sức chứa đài bể thận tương đối nhỏ, vỏ thận tương đối chắc và ít co giãn, cơ niệu quản tương đối khỏe. Đài bể thận, niệu quản, cuống thận tập trung rất nhiều dây thần kinh nên nhạy cảm và dễ kích thích. Khi niệu quản bị tắc nghẽn hoặc bị co rút mạnh, nước tiểu ứ đọng lại làm tăng áp lực đột ngột lên đài bể thận, đồng thời nước tiểu bị ngược dòng gây nên cơn đau quặn thận. Đo áp lực bể thận khi có cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản cho thấy: áp lực tăng 50 – 70 mmHg. Trong khi áp lực bình thường là 6 mmHg.

3. Chẩn đoán cơn đau quặn thận

Chẩn đoán xác định dựa vào thăm khám triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, bao gồm cơn đau quặn thận điển hình và không điển hình.

3.1. Lâm sàng

Cơn đau quặn thận điển hình

  • Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, có thể xảy ra sau khi lao động nặng, vận động mạnh, chơi thể thao.
  • Giai đoạn trước cơn đau: Có triệu chứng báo hiệu như đau ngang thắt lưng, tiểu khó hay tiểu ra máu.
  • Giai đoạn trong cơn đau: Đau dữ dội như dao đâm, không có tư thế giảm đau, quằn quại. Đau xuất phát từ hố thắt lưng một bên, lan ra trước, xuống dưới, đến bộ phận sinh dục ngoài hay mặt trong đùi. Các loại thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng. Đau vã mồ hôi, mặt tái xanh, lo lắng, sợ sệt, sốt, buồn nôn, nôn mửa, buồn đái, tay chân lạnh. Đau có thể kéo dài từ một 1 - 2 giờ đến 1 ngày.
  • Giai đoạn sau cơn đau: Bệnh nhân tiểu nhiều hoặc tiểu khó, có thể kèm theo tiểu máu hoặc mủ.
  • Triệu chứng kèm theo: Chướng bụng, liệt ruột, bí trung đại tiện, đau tinh hoàn, nhiễm trùng tiết niệu.

Thăm khám bệnh nhân cơn đau quặn thận điển hình:

  • Đau chói ở: Điểm sườn thắt lưng, dưới xương sườn 12, hố chậu
  • Điểm niệu quản trên, giữa ấn đau
  • Vỗ nhẹ hố thắt lưng, bệnh nhân đau giật nảy người
  • Bụng chướng ít, gõ vang
  • Có thể có phản ứng thành bụng bên đau

Cơn đau quặn thận không điển hình

  • Cơn đau nhẹ vùng thắt lưng, thoáng qua
  • Nếu sỏi ở 1⁄3 dưới niệu quản, thường biểu hiện buồn tiểu nhiều lần nhưng chỉ đi được ít hoặc không tiểu được
  • Tiểu buốt hoặc chỉ đau tức nhẹ vùng cơ quan sinh dục ngoài

3.2. Cận lâm sàng

4. Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không?

Cơn đau quặn thận nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng:

  • Ứ nước thận, giãn, vỡ đáy đài thận: Nước tiểu ứ lại làm áp lực đài bể thận tăng cao, gây ứ nước, giãn hoặc có thể vỡ đáy đài thận.
  • Ứ mủ thận: Ứ nước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cộng thêm nước tiểu ngược dòng đưa vi khuẩn lên thận, gây nhiễm khuẩn, ứ mủ thận.
  • Suy thận: Khi thận bị tổn thương trong thời gian dài gây suy thận cấp, lâu dần dẫn đến suy thận mạn.

5. Điều trị cơn đau quặn thận

5.1.Trong cơn đau quặn thận

  • Điều trị bằng nội khoa là bước đầu tiên. Dùng các thuốc: giảm đau chống viêm, giãn cơ trơn, kháng sinh kết hợp nghỉ ngơi.
  • Điều trị ngoại khoa ngay nếu: Suy thận, vô niệu, sỏi niệu quản cả hai bên, có nguy cơ vỡ đáy đài thận. Đồng thời, nếu chẩn đoán hình ảnh cho thấy sỏi > 6mm, hình ảnh ngấm thuốc cản quang xung quanh thận, hình ảnh mờ lớp mỡ quanh thận, phù nề, thận ứ mủ, áp-xe, thận câm.

5.2.Ngoài cơn đau quặn thận

  • Khi hết cơn đau quặn thận không có nghĩa là bệnh đã khỏi, cần chẩn đoán hình ảnh khẳng định có còn sỏi niệu quản hay không để điều trị.
  • Điều trị phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vị trí sỏi, mức độ bệnh và chức năng thận.
  • Điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp uống nhiều nước và tập các bài tập thể dục theo hướng dẫn để tống các viên sỏi nhỏ ra ngoài
  • Điều trị can thiệp lấy sỏi: Tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi lấy sỏi, tán sỏi qua da, mổ mở lấy sỏi...

Cơn đau quặn thận là cấp cứu ngoại khoa hay gặp. Người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm cơn đau quặn thận để tránh gây ra các biến chứng. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi gì về cơn đau quặn thận.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán cơn đau quặn thận

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đau quặn thận
    Nhận biết và xử trí cơn đau quặn thận

    Cơn đau quặn thận do bít tắc đường bài xuất niệu cao khá thường gặp trong cấp cứu hàng ngày. Việc chẩn đoán sớm, chính xác giúp cho các nhà lâm sàng chọn lựa điều trị ban đầu hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Thuốc Spaspyzin
    Công dụng thuốc Spaspyzin

    Spaspyzin là loại thuốc đường tiêu hóa được dùng theo đơn chỉ định của bác sĩ. Vậy thuốc Spaspyzin là thuốc gì, cùng tìm hiểu nội dung trong bài chia sẻ sau đây.

    Đọc thêm
  • Drotaspasm
    Công dụng thuốc Drotaspasm

    Drotaspasm là thuốc giãn cơ, thường được chỉ định điều trị đau bụng kinh, cơn đau quặn thận và mật, đau do co thắt dạ dày,... Vậy công dụng và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • flomate
    Công dụng thuốc Flomate

    Thuốc Flomate là một loại thuốc có tác dụng giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu. Được chỉ định dùng trong trường hợp co thắt cơ trơn gây ra triệu chứng cho người bệnh. ...

    Đọc thêm
  • Nitindal
    Công dụng thuốc Nitindal

    Nitindal là thuốc kê đơn, dùng để điều trị cơn đau cấp và mãn tính khi những thuốc giảm đau khác không đáp ứng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Nitindal, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn ...

    Đọc thêm