Những điều cần biết về bệnh bại não

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bại não là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh đến 5 tuổi. Biểu hiện bằng các rối loạn về vận động, trí tuệ, giác quan và hành vi.

Bại não chiếm 31.7% tổng số trẻ tàn tật, tỷ lệ mắc bại não chiếm 1,8‰ trẻ em ở Việt nam

1. Các thể của bại não

  • Bại não thể co cứng: chiếm 70-80 % trẻ bị bại não, có thể liệt cứng một chi, nửa người, hai chân hay tứ chi. Có thể liệt các cơ cổ, cơ hầu họng gây khó nuốt, khó nói
  • Bại não thể múa vờn: do loạn trương lực cơ ( trương lực cơ lúc tăng lúc giảm), biểu hiện bằng các cử động không kiểm soát được, trẻ khó ngồi, dáng đi lảo đảo, khó nuốt, khó nói
  • Bại não thể thất điều: chỉ chiếm khoảng 10% trẻ bại não, trẻ mất điều hòa, điều hợp cử động nên ảnh hưởng đến khả năng đi lại, thăng bằng kém, dễ ngã, khó khan với các cử động đòi hỏi chính xác như cầm nắm, viết...
  • Bại não thể nhẽo: trẻ yếu mềm toàn thân do giảm trương lực cơ, không có khả năng giữa đầu cổ cân bằng, không ngồi đứng được, nằm sấp không ngẩng đầu được
Trẻ bị bất sản bán phần thể chai có cấy ghép tế bào gốc được không?
Bại não ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh hoạt cũng như làm việc sau này của trẻ

2. Những rối loạn thường gặp ở trẻ bại não

  • Rối loạn vận động: Không cử động được tay chân hay cử động không nhịp nhàng, tay chân co cứng, các vận động thô không làm được như không lật, trườn, bò, không ngồi được hay không đứng, đi được. không cầm nắm bằng tay được.
  • Rối loạn nuốt: khó bú, bú sặc, chảy nước dãi, không ngậm hay mở miệng được
  • Rối loạn ngôn ngữ: Khó khan khi nói, khó chọn từ, phát âm không chuẩn, nói lắp hoặc mất hẳn ngôn ngữ
  • Rối loạn trí tuệ: Giảm khả năng nhận biết, chậm tiếp thu, học khó
  • Rối loạn thị giác: Trẻ có thể có các tật khúc xạ, lác, loạn thị giác một bên hay hai bên, có một số ít mù một bên hay hai bên
  • Rối loạn thính giác: Khả năng nghe kém, đặc biệt điếc tần số cao hay gặp ở các trẻ bại não do vàng da nhân hoặc điếc hoàn toàn

3. Phòng bệnh bại não như thế nào?

Hầu hết các trường hợp bại não đã xảy ra thì sẽ không thể ngăn chặn hay đảo ngược lại, nhưng bạn có thể thực hiện các hướng dẫn dưới đây để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bại não cho trẻ. Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, bạn có thể thực hiện các bước sau để giữ sức khỏe và giảm thiểu các biến chứng khi mang thai:

  • Mẹ nên được tiêm phòng các mũi trước khi mang thai. Tiêm vắc-xin chống lại các bệnh như rubella là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bại não trước khi mang thai, do ngăn ngừa nhiễm trùng gây tổn thương não của thai nhi.
  • Chăm sóc bản thân. Càng khỏe mạnh khi mang thai, bạn càng ít có khả năng bị nhiễm trùng dẫn đến bại não.
  • Thăm khám sức khỏe thai sản định kỳ và liên tục tại các cơ sở Y tế. Thăm khám thường xuyên với bác sĩ khi mang thai là cách tốt để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của cả bạn và thai nhi như ngăn ngừa sinh non, nhẹ cân và nhiễm trùng.
  • Chăm sóc trẻ an toàn. Ngăn ngừa chấn thương đầu bằng cách sử dụng ghế ngồi chuyên dụng cho trẻ ở trê ôtô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp hoặc xe máy, sử dụng rào chắn an toàn trên giường và thường xuyên giám sát, theo dõi trẻ.
  • Không sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích bất hợp pháp. Những chất này đã được chứng minh có liên quan đến tăng nguy cơ bại não ở thai nhi.
Thuốc lá
Thuốc lá hay các loại thuốc kích thích làm tăng nguy cơ bại não

Bệnh bại não là căn bệnh nguy hiểm để lại di chứng ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ, do đó biện pháp phòng ngừa căn bệnh này từ bào thai rất quan trọng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã áp dụng phương pháp tế bào gốc điều trị thành công nhiều ca bệnh bại não tưởng chừng đã hết hy vọng. Toàn bộ quy trình tách ghép tế bào gốc điều trị bại não tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được thực hiện rất chặt chẽ, đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế đem lại kết quả điều trị khả quan cho người bệnh. Theo đó, các cuộc phẫu thuật đều do các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành phụ trách cùng hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ y tế chất lượng. Ngoài ra, Vinmec cũng xây dựng quy trình ghép chuẩn để có thể chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, tạo thêm nhiều cơ hội được chữa trị cho trẻ em bị bại não trên cả nước, đem lại hy vọng một tương lai tươi sáng hơn cho các em và gia đình.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: cdc.gov, mayoclinic.org

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bại não

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan