Phẫu thuật điều trị lao cột sống

lao cột sống

Lao cột sống là bệnh nguy hiểm chiếm tỷ lệ cao nhất trong bệnh lao xương khớp. Lao cột sống là bệnh chữa được với những thuốc kháng lao và phương pháp phẫu thuật .Tuy nhiên để bệnh chữa dứt điểm nhanh chóng hơn thì nên điều trị bằng cách phẫu thuật .

1. Lao cột sống là gì ?

Lao cột sống hay mục xương sống do lao là một tình trạng viêm mạn tính do trực khuẩn lao mycobacteria tuberculosis gây ra. Bệnh lao cột sống hay còn gọi là mục xương sống là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi, thường gặp nhất trong hệ vận động, tuy nhiên, hiện nay dưới sự phát triển của y học đã tìm ra phương pháp chữa khỏi khi được phát hiện sớm.

Đối tượng dễ mắc phải :

  • Người bệnh đang bị lao phổi, viêm phổi mạn tính, viêm phổi thuỳ
  • Người tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với bệnh nhân viêm phổi, lao phổi, viêm phổi mạn tính
  • Độ tuổi thường hay mắc phải căn bệnh này là từ 30 đến 50 tuổi. Chính vì vậy bạn cần bảo vệ sức khoẻ thật tốt và thường xuyên đi khám sức khỏe vào giai đoạn này.

Nguyên nhân gây ra mục xương sống do lao:

  • Các vi khuẩn từ bệnh lao phổi đi vào máu chạy khắp cơ thể.
  • Vi khuẩn viêm tích tụ ở một chỗ tạo thành viêm xương cột sống và hoại tử gây ra lao thắt lưng cột sống.

Triệu chứng lao cột sống gồm có ba giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Đau lưng, đặc biệt ở các đốt sống chứa ổ hoại tử, cơn đau càng thấm hơn khi mang vác nặng. Đau nhói lên và kéo dài một lúc lâu mới hết.

đau lưng
Triệu chứng đau lưng xuất hiện ở người mắc lao cột sống giai đoạn đầu

  • Các đĩa đệm bị cứng, sưng lên mất tác dụng đàn hồi mềm dẻo vốn có, nên cột sống trở nên cứng hơn, xoay sở khó khăn.
  • Các dây thần kinh xung quanh cột sống (Ví dụ: dây thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, ...) bị chèn ép do các khối viêm bắt đầu sưng to.

Giai đoạn 2:

  • Các vết thương nghiêm trọng hơn, lan rộng, gây ra những cơn đau và cứng khớp kéo dài, gây trở ngại cho việc sinh hoạt cũng như làm việc.
  • Các cơ đau nhiều có thể dẫn đến teo cơ, giảm khả năng vận động.
  • Người bệnh thường xuyên cảm sốt, mệt mỏi, sụt cân.

Giai đoạn 3 :

  • Giai đoạn nguy hiểm nhất nếu không được điều trị sớm từ đầu, đến giai đoạn cuối khả năng chữa bệnh triệt để là vô cùng khó, và sẽ rất tốn kém. Ở giai đoạn này, những cơn đau đã lan ra khắp cơ thể, dẫn đến liệt chi, người bệnh không thể sinh hoạt bình thường được nữa. Ngoài nghỉ việc, nằm liệt giường, đau đớn ở mức độ cao còn sinh ra sốt cao, ác mộng. Có thể biến chuyển thành ung thư, hoặc tệ nhất là dẫn đến tử vong.
  • Sau khi thăm khám phát hiện sớm bệnh có thể điều trị bảo tồn
  • Việc chụp cộng hưởng từ giúp bệnh nhân phát hiện ra sớm nhất sau khi bệnh khởi phát. Vì thế khoảng 80% bệnh nhân được điều trị bảo tồn sau khi phát hiện ở giai đoạn đầu bằng việc dùng thuốc kháng lao là chủ yếu .Không cần nằm điều trị tạm trú, các việc sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cần phải phẫu thuật thì nên thực hiện để chữa đau dứt điểm .

Lao có thể rò mủ ra ngoài, chất mủ giống như bã đậu; cũng có khi lao tạo thành áp xe lao cột sống. Một số biến chứng bệnh lao cột sống thông thường là chèn ép thần kinh xung quanh do xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, do áp-xe lạnh, do viêm màng nhện tủy. Nếu chèn ép thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng thì sẽ gây yếu liệt hai chân, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục, đại tiểu tiện không tự chủ. Có thể gây liệt tứ chi nếu chèn ép ở cột sống cổ.

2. Phẫu thuật lao cột sống

2.1. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật

  • Chỉ định phẫu thuật khi người bệnh đang ở giai đoạn 1, đến giai đoạn 2 và có hình ảnh trên phim chụp cộng hưởng từ hoặc chụp X quang; bệnh nhân có nguy cơ chèn ép tủy hoặc đã bị chèn ép; áp xe cột sống do lao.
  • Chống chỉ định người bệnh bị lao cột sống giai đoạn cuối, không đủ sức khỏe hoặc có bệnh lý toàn thân không thể phẫu thuật .
lao giai đoạn cuối
Chống chỉ định phẫu thuật với người không đủ sức khỏe (Hình ảnh minh họa)

2.3 Tiến hành phẫu thuật

  • Bước 1: Bệnh nhân sau khi chụp X quang, cắt lớp và các xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương, sẽ được tiến hành phẫu thuật .
  • Bước 2: Bệnh nhân được gây mê, các chuyên gia xác định vị trí trên X quang trong mổ, xem lao cột sống dưới kính hiển vi phẫu thuật
  • Bước 3: Dưới kính hiển vi giải phẫu, bác sĩ sẽ loại bỏ phần lao cột sống bị tổn thương gây đau .

2.2 Theo dõi sau phẫu thuật điều trị

  • Sau khi phẫu thuật điều trị lao cột sống bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc kháng lao, đúng thời gian, đúng cách, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau một cách an toàn.
  • Hướng dẫn người bệnh cách vận động sau thời gian mổ.
  • Theo dõi các biến chứng sau khi phẫu thuật để sớm có phác đồ điều trị nội khoa.

3. Cách phòng tránh lao cột sống

  • Tập thể dục đều đặn.
  • Tránh mang vác lao động nặng nhọc.
  • Giữ cơ thể kín đáo tránh tiếp xúc với không khí nguy cơ chứa vi khuẩn lao.
  • Ăn uống chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng sức đề kháng.
  • Tránh đến những nơi đông người, nơi phức tạp.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu bia.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan