Quy trình kỹ thuật trao đổi oxy qua màng (ECMO) trong hỗ trợ hô hấp tại giường (phổi nhân tạo)

Bài được viết bởi Bác sĩ - Bác sĩ Hồi sức tích cực - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO) là một kỹ thuật mà máu của bạn được bơm ra bên ngoài cơ thể đến một máy tim phổi để loại bỏ CO2 và đưa máu chứa oxy trở lại các mô trong cơ thể. Máu chảy từ phía bên phải của tim đến bộ tạo oxy màng trong máy tim phổi, sau đó, được làm ấm và gửi trở lại cơ thể. Phương pháp này cho phép máu đi qua tim và phổi, cho phép các cơ quan này nghỉ ngơi và chữa lành. ECMO được sử dụng trong các tình huống nguy kịch, khi tim và phổi của bạn cần hỗ trợ để chữa lành. Nó có thể được sử dụng để chữa trị COVID-19, ARDS và các bệnh nhiễm trùng khác.

1. Tổng quan

Kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể là một kỹ thuật hỗ trợ tạm thời chức năng tim phổi bởi một hệ thống tim phổi nhân tạo.

Người bệnh được kết nối với hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể bao gồm màng oxy hóa máu thông qua hệ thống bơm máu. Hệ thống này sẽ hỗ trợ phổi và/hoặc tim trong thời gian chờ phục hồi hoặc chuẩn bị cho việc ghép tim phổi.

Liệu pháp ECMO (phổi nhân tạo) là kỹ thuật được thực hiện bằng cách lấy máu từ tĩnh mạch trung tâm đi qua màng trao đổi oxy rồi trở về tĩnh mạch trung tâm khác qua hệ thống bơm nhằm hỗ trợ cho phổi trong thời gian tổn thương nặng.

2. Chỉ định

Kỹ thuật ECMO được chỉ định cho người bệnh suy hô hấp cấp nặng nhưng có khả năng phục hồi.

Người bệnh được định nghĩa là suy hô hấp nặng khi điểm Murray ≥ 3 hoặc tăng CO2 mất bù với pH < 7.2.

Điểm Murray được tính dựa vào 4 thông số như sau: PaO2/FiO2: ≥ 300 = 0 điểm, 225 – 299 = 1 điểm, 175 – 224 = 2 điểm, 100 – 174 = 3 điểm, 30 cm H2O) và/hoặc FiO2> 0.8 quá 7 ngày.

Trao đổi oxy qua màng
Bệnh nhân suy hô hấp nặng nhưng có khả năng phục hồi sẽ được chỉ định ECMO.

3. Chống chỉ định

  • Xuất huyết nội sọ.
  • Bất cứ chống chỉ định nào liên quan đến việc dùng heparin liên tục.

4. Tiến hành kỹ thuật ECMO

  • Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra lại chỉ định và chống chỉ định và cam kết đồng ý làm ECMO của gia đình
  • Kiểm tra lại người bệnh: các chức năng sống xem có thể tiến hành thủ thuật được không.
  • Thực hiện kỹ thuật

Bước 1: Đường vào mạch máu

Đặt ống cannula theo cấu hình tĩnh mạch - tĩnh mạch.

Đường máu ra: Cannula lấy máu ra khỏi cơ thể thường đặt ở tĩnh mạch đùi phải. Phải siêu âm để đưa đầu của cannula nằm ở giao điểm tĩnh mạch chủ dưới đổ vào tâm nhĩ phải.

Đường máu về: Tĩnh mạch cảnh trong bên phải. Phải siêu âm để đưa đầu của cannula nằm ở vị trí giao điểm của tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải..

Kỹ thuật có thể được đặt theo phương pháp guidewire hoặc mở tĩnh mạch.

Bước 2: Kết nối hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể với catheter.

Bước 3: Điều chỉnh các thông số

Điều chỉnh tốc độ máu:

Tốc độ máu được điều chỉnh nhằm mục đích đạt được oxy hoá máu một cách tối đa và duy trì được sự ổn định của huyết động.

Thông thường, tốc độ máu ban đầu khoảng 50 ml/kg/phút và có thể dao động trong khoảng 50 - 100 ml/kg/phút.

Điều chỉnh lượng oxy:

Trong giai đoạn đầu, sử dụng oxy 100%. Sau đó, tỷ lệ oxy sẽ được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng và khí máu của người bệnh.

Chú ý cần duy trì hemoglobin duy trì ở mức > 10 g/l.

Chống đông: Truyền heparin liên tục trong quá trình thực hiện ECMO, điều chỉnh heparin nhằm duy trì thông số ACT từ 160 – 200 giây.

Với người bệnh có nguy cơ chảy máu thì duy trì ACT từ 170 - 190 giây.

Đặt thông số máy thở: Thông số máy thở được cài đặt kiểu thể tích hoặc áp lực nhằm giúp phổi nghỉ ngơi và tránh tổn thương thêm cho phổi hoặc ngộ độc oxy: Áp lực cao nguyên (Pplateau) duy trì dưới 30cm H2O và FiO2 ≤ 0.5

Bước 4: Kết thúc

Khi chức năng trao đổi khí của phổi hồi phục, tiến hành thử nghiệm giảm dần hỗ trợ của ECMO cho người bệnh.

Giữ nguyên tốc độ máu, giảm dần nồng độ oxy máy ECMO cho đến mức 20% và theo dõi người bệnh trong vài giờ. Nếu huyết áp ổn định và khí máu tốt, dừng kỹ thuật.

Lưu ý: Sau khi dừng bơm, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể không được dồn trực tiếp trả cho người bệnh thông qua catheter mà phải dồn vào túi chứa máu sau đó truyền lại cho người bệnh lượng máu này theo đường tĩnh mạch thông thường.

5. Theo dõi

  • Theo dõi các dấu hiệu sống nói chung: Mạch, huyết áp, SpO2, nước tiểu,...
  • Theo dõi các chỉ số đánh giá mức độ oxy hoá máu: Duy trì độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm (ScvO2) hoặc độ bão hòa máu tĩnh mạch trộn (SvO2) duy trì ở mức 75% đến 80%. Độ bão hoà oxy máu động mạch duy trì từ 85% đến 100%.
  • Theo dõi dấu hiệu thiếu máu chi dưới cùng bên đặt đường máu về, thiếu máu não khu vực nửa trên cơ thể bao gồm não và hai chi trên.
  • Theo dõi các dấu hiệu chảy máu, tan máu, nhiễm khuẩn, tắc mạch phổi,... có liên quan đến ECMO.

6. Xử lý tai biến và biến chứng

Chảy máu:

  • Biến chứng chảy máu do dùng chống đông heparin liên tục và do giảm tiểu cầu.
  • Đề phòng: Theo dõi và duy trì chỉ số ACT trong khoảng 170 - 190 giây ở các người bệnh có nguy cơ chảy máu cao, số lượng tiểu cầu trên 100.000/mm3 .

Tắc mạch phổi:

  • Tắc mạch phổi có thể xảy ra do cục máu đông tạo ra trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể đi vào cơ thể và gây ra tắc mạch phổi.
  • Đề phòng: Sử dụng chống đông bằng heparin liên tục và duy trì chỉ số ACT trong khoảng 210 – 230 giây. Quan sát biểu hiện của sự hình thành cục máu đông tại hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, bao gồm thường quy quan sát các điểm nối, theo dõi áp lực xuyên màng (của màng oxy hóa).
Biến chứng trao đổi oxy qua màng
Người bệnh có thể bị tắc mạch phổi khi dùng ECMO.

Biến chứng liên quan đến catheter:

  • Chảy máu: Kiểm tra nguyên nhân và điều trị.
  • Nhiễm trùng: Điều trị nhiễm trùng.

Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ECMO là phương pháp y khoa đòi hỏi bác sĩ và kỹ thuật viên phải có chuyên môn nghiệp vụ cao mới có thể tiến hành được. Kỹ thuật ECMO được xem là kỹ thuật cứu cánh cho những trường hợp viêm phổi nặng, viêm cơ tim cấp không đáp ứng với các biện pháp điều trị kinh điển và cần thêm thời gian để hồi phục. ECMO cũng là cầu nối cho người bệnh nặng đang chờ ghép tim, ghép phổi.

ECMO đã được triển khai tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đặc biệt, khoa ICU - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã triển khai kỹ thuật ECMO để điều trị cho các bệnh nhân suy hô hấp nặng (ARDS) do viêm phổisuy tim nặng từ 4 năm nay với tỷ lệ thành công cao. Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã được đào tạo bài bản về kỹ thuật ECMO tại Mỹ và Ấn Độ, đủ đáp ứng với mọi tình huống nặng. Năm 2018, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã được cấp chứng nhận là trung tâm thành viên của ELSO thế giới. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City hiện tại đã được trang bị 3 máy ECMO loại tiên tiến nhất đủ đáp ứng hỗ trợ cho 3 bệnh nhân cùng một lúc.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan