Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (Circadian)

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là các vấn đề liên quan tới nhịp sinh học của chúng ta. “Chiếc đồng hồ bên trong cơ thể" giữ cho các quá trình sinh học của chúng ta diễn ra theo từng bước. Nhịp sinh học bình thường của được thiết lập bởi chu kỳ sáng và tối trong 24 giờ. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc chúng ta ngủ và cả khi chúng ta thức.

1. Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (Circadian) là gì?

Rối loạn nhịp điệu giấc ngủ liên quan đến việc khó đi vào giấc ngủ, thức dậy trong chu kỳ ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ trở lại. Rối loạn giấc ngủ theo nhịp tuần hoàn là một nhóm các chứng rối loạn giấc ngủ có đặc điểm chung là thời gian ngủ bị gián đoạn. Circadian trong tiếng Latinh có nghĩa là “xung quanh hoặc khoảng một ngày”. Nhịp sinh học là tên được đặt cho “chiếc đồng hồ bên trong” 24 giờ của cơ thể chúng ta.

Chiếc đồng hồ này giúp kiểm soát chu kỳ ngủ - thức của cơ thể chúng ta. Thứ giúp “cài đặt” chiếc đồng hồ bên trong của chúng ta chính là tín hiệu trực quan của ánh sáng - cụ thể là độ sáng / loại ánh sáng, lượng thời gian tiếp xúc với ánh sáng và thời gian tiếp xúc với ánh sáng. Ánh sáng được truyền qua mắt chúng ta và vào một “trung tâm điều khiển” cụ thể của não.

Tuy nhiên, có những yếu tố ảnh hưởng khác đến đồng hồ bên trong cơ thể chúng ta, bao gồm melatonin (một loại hormone được tiết ra trong não đóng vai trò trong giấc ngủ), hoạt động thể chất và hành vi xã hội. Tuổi của chúng ta cũng có thể ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của chúng ta với chu kỳ ngủ - thức.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học liên quan đến một trong những vấn đề sau: Rất khó đi vào giấc ngủ; phải đấu tranh để duy trì giấc ngủ và thường thức dậy nhiều lần trong chu kỳ ngủ; thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại.

roi-loan-giac-ngu-nhip-sinh-hoc-circadian-1
Hội chứng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học gây ra khó đi vào giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học phổ biến nhất là rối loạn giai đoạn ngủ muộn: Nếu mắc chứng rối loạn giấc ngủ này, chúng ta sẽ đi ngủ và thức dậy muộn hơn hai giờ so với chu kỳ thường được coi là chu kỳ ngủ - thức bình thường. Ví dụ, Đối với một người là “cú đêm”, họ có thể không thể ngủ cho đến 2 giờ sáng hoặc muộn hơn nhưng sau đó, họ có thể ngủ đến tận 3 giờ chiều. Các đặc điểm chung khác của rối loạn giai đoạn ngủ muộn là: Chúng ta thường tỉnh táo, năng suất và sáng tạo nhất vào ban đêm. Nếu buộc phải dậy sớm, họ sẽ cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, đặc biệt là ở một số người thường bị coi là lười biếng, không có động lực hoặc là một người làm việc kém cỏi, luôn đến muộn để hoàn thành các nhiệm vụ buổi sáng. Thường gặp nhất là ở thanh thiếu niên và thanh niên. Ngoài ra, còn một số rối loạn giấc ngủ phổ biến khác như:

  • Rối loạn giai đoạn giấc ngủ nâng cao: Nếu chúng ta mắc chứng rối loạn giấc ngủ này, chúng ta sẽ ngủ vào đầu buổi tối (6 giờ chiều đến 9 giờ tối) và thức dậy vào sáng sớm (2 giờ sáng đến 5 giờ sáng). Các đặc điểm chung khác của rối loạn giai đoạn ngủ nâng cao là: Họ thường phàn nàn về việc thức dậy vào sáng sớm hoặc mất ngủ và buồn ngủ vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối. Loại rối loạn này thường thấy nhất ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi.

Nếu chúng ta mắc chứng rối loạn giấc ngủ này, đồng hồ bên trong cơ thể chúng ta có thể đã bị xáo trộn do chênh lệch múi giờ sau khi di chuyển từ một địa điểm tới một địa điểm khác ở xa. Sự gián đoạn chu kỳ ngủ - thức này gây khó khăn cho việc điều chỉnh và hoạt động theo múi giờ mới. Việc đi du lịch ở các nước phía Đông khó hơn du lịch về các nước phía Tây vì việc trì hoãn giấc ngủ thường dễ hơn là đi ngủ sớm. Các đặc điểm chung của hiện tượng này là: Thay đổi cảm giác thèm ăn; thay đổi chức năng tiêu hóa (dạ dày và ruột); mệt mỏi; cảm giác khó chịu hoặc bứt rứt và rối loạn tâm trạng.

  • Rối loạn giấc ngủ do làm công việc theo ca: Một người có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ này nếu thường xuyên xoay ca hoặc làm việc vào ban đêm. Những lịch trình làm việc này xung đột với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, khiến chúng ta khó điều chỉnh theo sự thay đổi đó. Rối loạn làm việc theo ca được xác định bởi một kiểu gián đoạn giấc ngủ liên tục hoặc lặp đi lặp lại dẫn đến mất ngủ hoặc buồn ngủ quá mức.
roi-loan-giac-ngu-nhip-sinh-hoc-circadian-2
Tăng ca làm việc có thể gây ra hội chứng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Các đặc điểm chung khác của rối loạn làm việc theo ca là: Luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác khó chịu hoặc không thoải mái, rối loạn tâm trạng, các vấn đề về dạ dày - ruột, giảm ham muốn tình dục. Các nguy cơ sức khỏe khác bao gồm tăng nguy cơ lạm dụng rượu và chất kích thích, tăng cân, cao huyết áp, bệnh timung thư vúlạc nội mạc tử cung. Rối loạn giấc ngủ này thường thấy nhất ở những người làm ca đêm hoặc sáng sớm.

  • Nhịp điệu ngủ - thức không đều: Rối loạn giấc ngủ này có chu kỳ ngủ - thức không xác định. Chúng ta có thể ngủ một vài giấc trong khoảng thời gian 24 giờ. Các triệu chứng bao gồm mất ngủ liên tục (mãn tính), buồn ngủ quá mức hoặc cả hai. Rối loạn này thường thấy hơn ở những người có bệnh lý thần kinh như sa sút trí tuệ, những người ở viện dưỡng lão, trẻ em bị thiểu năng trí tuệ và ở những người bị chấn thương sọ não.

Hội chứng ngủ - thức không theo 24 giờ: Nếu chúng ta mắc chứng rối loạn giấc ngủ này, chúng ta giữ nguyên thời gian ngủ và thức nhưng “đồng hồ bên trong” của chúng ta lại dài hơn 24 giờ. Do đó, chu kỳ ngủ - thức thực tế thay đổi hàng ngày.

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học, triệu chứng và các biện pháp điều trị.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là do mô hình giấc ngủ bị gián đoạn liên tục hoặc không thường xuyên. Sự gián đoạn là kết quả của trục trặc ở “đồng hồ bên trong cơ thể” của chúng ta hoặc sự không khớp giữa “đồng hồ bên trong cơ thể” và môi trường bên ngoài (chẳng hạn: Yêu cầu xã hội và công việc). Điều này ảnh hưởng đến thời gian sinh hoạt và thời gian ngủ.

Sự không khớp về chu kỳ sinh học này gây ra các vấn đề về hoạt động tại nơi làm việc, trường học và các hoạt động xã hội. Các tình huống có thể gây rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học bao gồm: Thường xuyên thay đổi ca làm việc, thường xuyên thay đổi thời gian đi ngủ và thức dậy; những người có tổn thương não do các tình trạng y tế như đột quỵ, sa sút trí tuệ, thiểu năng trí tuệ do chấn thương đầu; những người bị mù hoặc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài; có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc;... Bên cạnh đó, những người lớn tuổi dễ có nguy cơ mắc rối loạn giấc ngủ.

  • Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học:

Mất ngủ (tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc).

Quá buồn ngủ vào ban ngày.

Khó thức dậy vào buổi sáng.

Mất ngủ, phiền muộn.

Căng thẳng trong các mối quan hệ.

Hiệu suất công việc / trường học kém.

Không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ xã hội.

roi-loan-giac-ngu-nhip-sinh-hoc-circadian-3
Ngủ ngày là biểu hiện của người đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

  • Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học có thể khó khăn và thường cần đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ thu thập thông tin về lịch sử giấc ngủ và lịch làm việc của bệnh nhân và yêu cầu họ ghi nhật ký giấc ngủ trong một đến hai tuần. Chuyên gia giấc ngủ cũng sẽ loại trừ các rối loạn về giấc ngủ và y tế khác như chứng ngủ rũ, thường giống rối loạn giai đoạn ngủ muộn. Nhật ký giấc ngủ thường được sử dụng cùng với một thiết bị giống như đồng hồ đeo tay (gọi là máy ghi hoạt động) ghi lại hoạt động ngủ và thức trong khoảng thời gian từ một ngày đến một tuần. Các nghiên cứu về giấc ngủ được điều chỉnh để giải quyết mô hình giấc ngủ của từng cá nhân.

  • Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học được điều trị như thế nào?

Các lựa chọn điều trị cho rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn và mức độ mà nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chuyên gia giấc ngủ sẽ phát triển một kế hoạch điều trị được cá nhân hóa, giúp cải thiện cơ hội thành công của người bệnh. Hầu hết các kế hoạch điều trị yêu cầu sự kết hợp của các phương pháp tiếp cận. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi và lối sống: Cách tiếp cận này khuyến khích những thay đổi để cải thiện giấc ngủ và phát triển thói quen ngủ tốt. Các thói quen ngủ tốt bao gồm duy trì thời gian ngủ - thức đều đặn (ngay cả vào cuối tuần và kỳ nghỉ); tránh ngủ trưa (ngoại lệ: Người làm việc theo ca); phát triển một thói quen tập thể dục thường xuyên (tránh tập thể dục cường độ cao trong vòng một giờ trước khi đi ngủ); tránh uống rượu, caffeine, nicotine, và các hoạt động kích thích trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.
  • Liệu pháp ánh sáng chói: Liệu pháp ánh sáng chói được sử dụng để thúc đẩy hoặc trì hoãn giấc ngủ. Thời điểm điều trị này rất quan trọng và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ. Liệu pháp ánh sáng chói hoạt động bằng cách đặt lại đồng hồ sinh học để đồng bộ hơn với chu kỳ sáng và tối của Trái đất.

Cần có ánh sáng cường độ cao (2.000 đến 9.500 lux) và thời lượng cũng như thời gian phơi sáng thay đổi từ một đến hai giờ. Tiếp xúc với ánh sáng chói vào buổi sáng có thể giúp ích cho người bệnh nếu họ bị rối loạn giấc ngủ muộn. Người bệnh cũng nên giảm tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối và ban đêm bằng cách giảm ánh sáng trong nhà; tránh nhìn màn hình TV hay máy tính đang sáng. Tiếp xúc với ánh sáng chói vào buổi tối có thể hữu ích nếu chúng ta bị rối loạn giấc ngủ giai đoạn ngủ sâu.

  • Thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc như melatonin (không kê đơn), thuốc kích thích sự tỉnh táo (như modafinil - Provigil) hoặc caffeine, và thuốc hỗ trợ giấc ngủ ngắn hạn để điều chỉnh và duy trì chu kỳ ngủ - thức để lịch trình mong muốn. Tasimelteon (Hetlioz) được phê duyệt để điều trị chứng rối loạn thức giấc không kéo dài 24 giờ.
  • Liệu pháp Chronotherapy: Phương pháp trị liệu này sử dụng thời gian ngủ tăng dần hoặc trì hoãn (ba giờ mỗi hai ngày) tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của rối loạn. Loại liệu pháp này đòi hỏi sự cam kết chắc chắn của chuyên gia và người bệnh vì có thể mất vài tuần để thay đổi chu kỳ ngủ - thức thành công. Khi đã đạt được lịch trình mong muốn, người bệnh phải duy trì lịch trình ngủ - thức đều đặn này.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là do mô hình giấc ngủ bị gián đoạn liên tục hoặc không thường xuyên. Có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học, mỗi loại đều có các đặc điểm riêng. Phương pháp điều trị dựa trên loại rối loạn giấc ngủ chúng ta mắc phải và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: my.clevelandclinic.org, aasm.org, msdmanuals.com

12.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan