Rối loạn ý thức là gì?

Rối loạn ý thức là tình trạng mà người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng nhân thức về môi trường và bản thân. Đây một tình trạng thường gặp, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự biểu hiện bệnh rất đa dạng, nhiều mức độ khác nhau.

1.Ý thức là gì?

Ý thức là một chức năng tâm lý cao cấp, được định nghĩa là sự tỉnh táo và nhận thức về bản thân mình, các mối quan hệ của bản thân mình và môi trường xung quanh.

Để đảm bảo sự tồn tại của ý thức thì phải có năng lực định hướng:

  • Môi trường: Không gian biết được mình ở đâu, địa điểm, các vùng lân cận...Thời gian biết về giờ giấc, ngày tháng năm. Nhận diện những người xung quanh như người thân...
  • Định hướng về bản thân: Biết bản thân mình là ai, nghề nghiệp, trí nhớ về các sự việc đã xảy ra.

Để có năng lực định hướng thì chúng ta cần có:

  • Sự thức tỉnh và đáp ứng với các tác động từ bên ngoài môi trường: Thức tỉnh là tình trạng năng mở mắt tự nhiên hoặc mở mắt khi có sự kích thích từ bên ngoài. Đáp ứng là những hoạt động có định hướng của cơ thể khi nhận các kích thích.
bán cầu đại não
Ý thức của con người được chi phối bởi bán cầu đại não

  • Sự tiếp nhận và nhận thức: Là khả năng tiếp thu và hiểu ngôn ngữ, nhận các kích thích về tri giác như âm thanh, hình ảnh...và các kích thích về cảm giác như nóng, lạnh, đau, cảm giác bản thể.

Ý thức được chi phối bởi bán cầu đại não, do đó trạng thái bình thường ý thức phụ thuộc vào sự toàn vẹn của hai bán cầu đại não.

Cơ chế tác động của não bộ lên ý thức: Khi cơ thể tiếp nhận một kích thích hay một tín hiệu thì các tín hiệu này được truyền lên não, sau đó não bộ sẽ phân tích và truyền tín hiệu đáp ứng lại các kích thích. Có nhiều các truyền tín hiệu lên não bộ.

2.Rối loạn ý thức là gì?

Rối loạn ý thức là tình trạng mà bệnh nhân giảm hoặc mất khả năng định hướng về không gian, thời gian, bản thân mình và môi trường xung quanh. Biểu hiện trên việc thay đổi mức độ nhận thức như bệnh nhân ngủ gà, lơ mơ hay hôn mê hoặc thay đổi nội dung của ý thức như lời nói, tính toán, cảm xúc, hành vi...

Rối loạn ý thức được phân chia thành các hội chứng rối loạn ý thức bị loại trừ và các hội chứng ý thức bị mù mờ.

Làm gì để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ sau điều trị bệnh ung thư
Trí nhớ giảm sút là dấu hiệu của hội chứng ngủ gà

2.1 Các hội chứng bị loại trừ

Đây là hội chứng rối loạn ý thức mà không kèm theo những rối loạn tâm thần do bệnh lý. Tiêu chuẩn để đánh giá tính trạng mức độ rối loạn ý thức dựa vào năng lực định hướng, các rối loạn phản xạ và rối loạn về thần kinh thực vật.

Mức độ rối loạn ý thức có thể từ nhẹ tới nặng, biểu hiện bằng các hội chứng:

  • Hội chứng u ám: Bệnh nhân có rối loạn ý thức nhẹ, vẫn còn phân biệt được không gian và thời gian, phân biệt được bản thân. Nhưng đáp ứng với kích thích chậm, khi hỏi thì ngơ ngác hiểu chậm, vẫn còn trí nhớ.
  • Hội chứng ngủ gà: Định hướng về không gian, thời gian và bản thân không rõ ràng, khả năng phản xạ kém chỉ phản xạ với kích thích mạnh. Trí nhớ giảm sút.
  • Hội chứng bán hôn mê: Mất hoàn toàn năng lực định hướng, kích thích rất mạnh mới có cảm giác, giảm các phản xạ thần kinh thực vật.
  • Hội chứng hôn mê: Mất hoàn toàn năng lực định hướng, không có phản ứng, mất phản xạ.

Để chẩn đoán và đánh giá mức độ rối loạn ý thức bị loại trừ dựa vào thang điểm glasgow như sau:

Đánh giá về mắt:

  • Mở tự nhiên: 4 điểm
  • Đáp ứng mở mắt khi ra lệnh: 3 điểm
  • Đáp ứng mở mắt khi gây đau: 2 điểm
  • Không mở mắt: 1 điểm
Bác sĩ tư vấn tiêm vắc-xin trước khi khách hàng có kế hoạch mang thai chi tiết
Đánh giá về lời nói của bệnh nhân

Đánh giá về lời nói:

  • Trả lời chính xác: 5 điểm
  • Trả lời lộn xộn: 4 điểm
  • Trả lời không chính xác: 3 điểm
  • Nói khó hiểu: 2 điểm
  • Không trả lời: 1 điểm

Đánh giá về vận động:

  • Thực hiện theo yêu cầu (làm theo lệnh): 6 điểm
  • Đáp ứng đúng khi kích thích: 5 điểm
  • Đáp ứng quào quặng khi gây đau: 4 điểm
  • Co cứng mất vỏ khi gây đau: 3 điểm
  • Tư thế duỗi cứng mất não khi gây đau: 2 điểm
  • Không đáp ứng với đau: 1 điểm

Tổng điểm cao nhất là 15 và thấp nhất là 3. Đánh giá mức độ rối loạn ý thức tùy vào điểm như sau:

  • Ý thức bình thường: 15 điểm
  • Rối loạn ý thức nhẹ: 9-14 điểm
  • Rối loạn ý thức nặng: 6-8 điểm
  • Hôn mê sâu: 4-5 điểm
  • Hôn mê rất sâu: 3 điểm
Mê sảng là gì
Biểu hiện của một số người bị hội chứng mê sảng

2.2 Các hội chứng rối loạn nhận thức bị mù mờ

Đây là hội chứng rối loạn ý thức mà có rối loạn tâm thần kèm theo. Hội chứng này có đặc điểm là bị tách khỏi thế giới do mất hoặc giảm sự nhận diện các sự vật xung quanh, mất năng lực định hướng, có tư duy rời rạc giảm sự phán đoán, nhớ từng mảng hoặc quên các sự việc xảy ra.

Hội chứng này bao gồm nhiều hội chứng bao gồm:

  • Hội chứng mê sảng: Đây là trạng thái rối loạn ý thức phát triển cấp tính. Có đặc điểm là rối loạn định hướng môi trường; Xuất hiện ảo giác, nhất là ảo thị, thấy các hình ảnh đáng sợ; Hoang tưởng; rối loạn tri giác làm người bệnh sợ hãi, căng thẳng; hành động dựa theo những hình ảnh tưởng tượng ra; trí nhớ rời rạc; bệnh có xu hướng nặng về chiều tối và đêm; bệnh nhân có những khoảng tỉnh xen lẫn.
  • Hội chứng mê mộng: Đây là trạng thái rối loạn ý thức mà người bệnh giống như vừa sống trong cảnh mơ, vừa sống trong cảnh thực; Làm cho người bệnh vừa thấy hình ảnh kỳ dị của thế giới ảo xen lẫn hình ảnh thực; hoang tưởng.
  • Hội chứng lú lẫn: Đây là hội chứng rối loạn ý thức nặng, bệnh nhân rơi vào trạng thái bàng quang, ngơ ngác, có tư duy rời rạc, cảm xúc không ổn định, tác phong hành động cũng bất thường trước mọi vấn đề, người bệnh quên hết mọi vấn đề. Thường trạng thái này có thể kéo dài trong một thời gian sau khi hết thì bệnh nhân có xuất hiện suy nhược.
  • Hội chứng hoàng hôn: Là trạng thái ý thức bị thu hẹp, nửa tối, nửa sáng. Hội chứng này thường xuất hiện đột ngột, duy trì một thời gian ngắn rồi kết thúc cũng đột ngột. Bệnh nhân mất định hướng; có thể xuất hiện ảo giác hoặc không; rối loạn về cảm xúc như căng thẳng, buồn rầu; những động tác, hành vi thường có tính kế tục ăn khớp nhau, tuy nhiên do một số trường hợp có ảo giác dẫn đến chi phối hành động theo ảo giác; Về trí nhớ thường cơn rối loạn ý thức hoàng hôn sẽ kết thúc đột ngột kèm theo sau là giấc ngủ say. Người bệnh hoàn toàn không nhớ gì về sự việc xảy ra trong cơn.

Rối loạn ý thức có biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau như vận động, nhận thức, trí giác, trí nhớ...đôi khi biểu hiện kín đáo không rõ nên nhiều khi khó phát hiện ra. Khi thấy bản thân hay người thân có những biểu hiện thay đổi hay rối loạn ý thức cần được khám, chẩn đoán và điều trị nhằm tránh nguy cơ nguy hiểm cho người xung quanh ở những trường hợp rối loạn ý thức có kèm bệnh lý tâm thần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan