Rút ống dẫn lưu màng phổi, dẫn lưu ổ áp xe phổi

Rút ống dẫn lưu màng phổi và dẫn lưu ổ áp xe phổi là thủ thuật lấy ống dẫn lưu ra khỏi màng phổi hay ổ áp xe khi tiến triển bệnh nhân tốt lên, và lượng dịch dẫn lưu, khí còn ít.

1.Rút ống dẫn lưu màng phổi, dẫn lưu ổ áp xe phổi

Rút ống dẫn lưu màng phổi, ống dẫn lưu ổ áp xe là thủ thuật lấy ống dẫn lưu ra khỏi khoang màng phổi hoặc ổ áp xe phổi.

Rút ống dẫn lưu được chỉ định sau quá trình điều trị tràn dịch màng phổi, áp xe phổi có hiệu quả khi:

  • Tràn khí màng phổi: dẫn lưu không ra khí và Xquang phổi sau 24 giờ kẹp dẫn lưu không còn tràn khí màng phổi.
  • Tràn mủ màng phổi: dẫn lưu và bơm rửa không ra mủ.
  • Tràn dịch màng phổi: lượng dịch dẫn lưu < 50ml/ngày.
  • Tắc ống dẫn lưu.
  • Dẫn lưu mủ có dò thành ngực.
  • Dẫn lưu màng phổi quá 2 tuần.
Tràn dịch màng phổi
Rút ống dẫn lưu được chỉ định sau quá trình điều trị tràn dịch màng phổi

2.Cách rút ống dẫn lưu màng phổi

2.1 Chuẩn bị

Người thực hiện rút dẫn lưu màng phổidẫn lưu áp xe phổi là điều dưỡng và bác sĩ. Trước đó, bệnh nhân và người nhà sẽ được thông báo và giải thích mục đích của thủ thuật.

Một số dụng cụ cần thiết cho thủ thuật bao gồm:

  • 2 ống atropin 1/4mg và 2 ống lidocain 2% 2ml
  • Hộp chống shock
  • Bộ thay băng, cắt chỉ
  • Bơm tiêm 5ml, gạc 2N
  • Găng vô trùng
  • Săng vô trùng

2.2 Các bước thực hiện

  • Đặt người bệnh ở tư thế ngồi hoặc nằm đầu cao.
  • Sát trùng rộng xung quanh vị trí đặt dẫn lưu.
  • Trải săng l
  • Khâu chỉ chờ.
  • Cắt chỉ khâu cố định ống dẫn lưu.
  • Yêu cầu người bệnh thử hít vào, thở ra hết và nín thở vài lần.
  • Phối hợp đồng thời điều dưỡng rút nhanh ống dẫn lưu ra khỏi khoang màng phổi hoặc ổ áp xe. Khi rút, dẫn lưu phải được hút liên tục cho đến khi rút hoàn toàn ống ra khỏi khoang màng phổi để loại bỏ nốt phần khí và dịch còn sót lại trong ống cũng như trong khoang màng phổi.
  • Thắt chỉ chờ ngay sau khi ống được rút, sau khi người bệnh thở ra hết và nín thở.
  • Sát khuẩn bằng betadin, băng ép lại cẩn thận. Hẹn người bệnh sau 1 tuần đến cơ sở y tế gần nhất để cắt chỉ chờ.

3.Theo dõi và xử trí biến chứng

Huyết áp thấp
Bệnh nhân hạ huyết áp là triệu chứng của cường phế vị

Sau khi thực hiện rút ống dẫn lưu màng phổi, hay dẫn lưu ổ áp xe bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi tại bệnh phòng. Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi rút ống dẫn lưu như:

  • Triệu chứng cường phế vị: bệnh nhân có biểu hiện mệt, choáng, mạch chậm, huyết áp hạ. Cần dừng thủ thuật lại, cho người bệnh nằm đầu thấp, tiêm bắp 2 ống Atropin 1/4mg, tiếp tục theo dõi monitor mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy máu. Khi huyết áp < 90/60mmHg đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi
  • Tràn khí màng phổi: do khí vào khoang màng phổi khi rút ống dẫn lưu. Cần chụp lại Xquang phổi sau khi rút ống dẫn lưu. Trường hợp tràn khí ít cho thở oxy và theo dõi. Tràn khí nhiều cần có chỉ định chọc hút khí.

Tóm lại, rút ống dẫn lưu màng phổi và dẫn lưu ổ áp xe phổi là một thủ thuật lấy ống dẫn lưu ra khỏi màng phổi hay ổ áp xe khi quá trình điều trị tràn dịch màng phổi và áp xe phổi có hiệu quả, và tiến triển bệnh nhân tốt lên, khi lượng dịch dẫn lưu, lượng khí còn ít.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan