Sốt kéo dài do ký sinh trùng

Sốt là biểu hiện lâm sàng cho biết sức khỏe bên trong đang có vấn đề. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sốt. Sốt kéo dài do ký sinh trùng là nguyên nhân thường gặp tất cả các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

1. Sốt kéo dài do ký sinh trùng là gì?

Nhiễm trùng do ký sinh trùng là 1 trong những tác nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến tình trạng sốt kéo dài ở người lớn.

Sốt kéo dài do ký sinh trùng khiến người bệnh xuất hiện những cơn sốt cao đột ngột, kéo dài thành từng cơn. Sốt rét hay bệnh liên quan tới đường ruột là bệnh thường gặp kiến sốt kéo dài do nhiễm ký sinh trùng gây ra, trong đó sốt do bệnh đường ruột khiến người bệnh sẽ có biểu hiện biểu hiện rét run, kéo dài.

2. Những nguyên nhân gây nhiễm ký sinh trùng ở người

Do điều kiện khí hậu Việt Nam nóng ẩm rất thích hợp cho các loại ký sinh trùng phát triển mạnh. Các loại thực phẩm được nhiều người Việt yêu thích chế biến chưa chín, ăn sống hoặc tái như thịt bò, trứng ốp lòng đào, rau sống, thịt ếch, ốc, tiết canh, sushi, rau củ chưa rửa sạch,... có nhiều mầm bệnh giun sán. Nếu ăn phải con vật chứa sán sẽ sẽ bị nhiễm ký sinh trùng.

Sushi
Ăn sushi làm gia tăng nguyên nhân gây nhiễm ký sinh trùng ở người

3. Nhiễm ký sinh trùng thường gặp gây sốt kéo dài

Sán lá gan lớn:

Nguyên nhân do ăn các loại rau sống dưới nước như, rau rút, rau cải xoong,...

Uống nước chưa đun sôi có nhiễm ấu trùng sán

Bệnh khởi đầu từ từ, người bệnh có biểu hiện sốt bất thường, tùy mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau. Có thể bị sốt cao kèm theo cơ thể rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài, kèm theo sốt là đau bụng, rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chán ăn, ho nhiều về đêm, khó thở,...

Sán lá phổi:

Nguyên nhân do ăn tôm, cua nước ngọt có nhiễm ấu trùng nang sán lá phổi được nấu chưa chín. Có thể có biểu hiện sốt cao hoặc không sốt

Giun đầu gai:

Ăn thực phẩm từ lươn, cá, ếch, nhái, tôm... những loại có nguy cơ cao mắc bệnh

Uống nước lã chứa mầm bệnh còn sống, chưa đun sôi.

Ngoài ra giun móc, giun đũa, giun kim, giun lươn ruột,... cũng là những ký sinh trùng gây bệnh thường gặp.

4. Làm thế nào để chẩn đoán sốt kéo dài do ký sinh trùng?

Để xác định sốt kéo dài có phải do nhiễm ký sinh trùng, thông thường sẽ có 2 phương pháp: Chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xét nghiệm.

Chẩn đoán lâm sàng:

Dựa theo những biểu hiện cụ thể người bệnh mắc phải, bác sỹ sẽ chẩn đoán. Tuy nhiên biểu hiện sốt cao hay rối loạn tiêu hóa cũng có thể do bệnh khác nên việc chẩn đoán lâm sàng chưa thể hoàn toàn chính xác. Vì vậy cần chỉ định thêm xét nghiệm ký sinh trùng thông qua bệnh phẩm.

Chẩn đoán xét nghiệm:

  • Soi trên lam máu tế bào ngoại vi có thể phát hiện được các loại ký sinh trùng trong máu như: Ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bạch huyết...
  • Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh trong máu
  • Soi phân người bệnh để tìm ra sinh vật đơn bào, ấu trùng giun lươn, giun sán
  • Xét nghiệm mô bệnh học: sinh thiết cũng là phương pháp giúp phát hiện được một số ký sinh trùng gây bệnh như nhóm sán dây lợn, sán dây bò...
  • Xét nghiệm soi tươi hoặc PCR có thể phát hiện được ký sinh trùng có trong: dịch sinh học, chất thải, dịch mủ, chất nôn...
  • Xét nghiệm soi tươi từ tế bào sừng như qua móng, vảy da,...
  • Ngoài ra có thể dựa theo 1 số xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán bệnh ký sinh trùng chính xác nhất như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, men gan, tổng phân tích nước tiểu,...
Xét nghiệm ion đồ máu để làm gì
Một số xét nghiệm miễn dịch huyết thanh trong máu giúp chẩn đoán sốt kéo dài do ký sinh trùng

5. Phòng ngừa sốt do nhiễm ký sinh trùng

  • Không ăn thực phẩm sống, nấu tái
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ký sinh trùng rất nhạy cảm với môi trường cao như nhiệt độ và ánh sáng. Ký sinh trùng sẽ bị giết chết khi đun nóng ở nhiệt độ trên 70 độ C
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh nguồn nước,...
  • Bảo quản thực phẩm bằng màng bọc thực phẩm, che đậy thức ăn,...
  • Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước và sau khi ăn
  • Giữ bề mặt chế biến, bếp khô ráo, sạch sẽ
  • Khi có dấu hiệu sốt cao kéo dài cùng với những triệu chứng khác đi kèm như tiêu chảy, đau bụng hay sốt rét,... cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan