Suy hô hấp cấp giảm oxy (AHRF, ARDS) là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khi một người bị suy hô hấp cấp giảm oxy, cơ thể ở trong tình trạng thiếu oxy máu động mạch trầm trọng và không thể đáp ứng thở O2. Theo đó, cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho các cơ quan như tim, não hoặc phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra các triệu chứng ở bệnh nhân như khó thở, xanh tím ở đầu chi ngón và môi, gây rối loạn tri giác.

1. Suy hô hấp cấp giảm oxy là gì?

Suy hô hấp là tình trạng phổi của bệnh nhân gặp khó khăn trong việc trao đổi giữa oxy và carbon dioxide với máu. Nó có thể khiến cho cơ thể bạn ở trong trạng thái bị thiếu oxy và/hoặc carbon dioxide cao. Suy hô hấp thông thường chia làm 4 loại:

  • Suy hô hấp cấp giảm oxy;
  • Suy hô hấp cấp tăng carbon dioxide;
  • Suy hô hấp cấp hỗn hợp

Trong đó, suy hô hấp cấp giảm oxy (AHRF) là tình trạng cơ thể thiếu oxy máu động mạch trầm trọng và không đáp ứng với thở O2. Tình trạng này gây ra bởi dòng máu nối tắt (shunt) trong phổi vì phế nang bị thâm nhiễm hoặc xẹp.

Các triệu chứng của việc giảm oxy trong hô hấp bao gồm khó thở và thở nhanh. Chẩn đoán của bệnh lý này được đưa ra dựa vào khí máu và chụp X quang ngực. Việc điều trị bệnh thường đòi hỏi thông khí cơ học.

2. Nguyên nhân suy hô hấp cấp giảm oxy

Thâm nhiễm phế nang là nguyên nhân gây suy hô hấp cấp giảm oxy (AHRF), nó có thể là kết quả của:

  • Tăng tính thấm màng phế nang mao mạch, tương tự xảy ra trong bất kỳ điều kiện nào có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS);
  • Tăng áp lực mao mạch phế nang, tương tự xảy ra trong tăng thể tích tuần hoàn hoặc suy thất trái;
  • Dịch rỉ viêm (có thể xảy ra trong viêm phổi hay các bệnh phổi viêm khác) hoặc máu (như xuất huyết phế nang lan tỏa)
Biến chứng của suy hô hấp cấp tính
Thâm nhiễm phế nang là nguyên nhân gây suy hô hấp cấp giảm oxy (AHRF)

3. Dấu hiệu và triệu chứng của suy hô cấp cấp giảm oxy

Tình trạng thiếu oxy cấp tính có thể gây ra những triệu chứng, bao gồm:

  • Gây khó thở cho bệnh nhân;
  • Người bệnh có cảm giác bồn chồn và lo lắng;
  • Các dấu hiệu bao gồm thay đổi ý thức hoặc lú lẫn;
  • Xanh tím ở đầu chi ngón hoặc ở môi;
  • Thở nhanh, nhịp tim nhanh và vã mồ hôi;
  • Có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim cũng như hôn mê;
  • Đóng đường thở gây ra ran nổ, có thể phát hiện khi nghe phổi; ran nổ có xu hướng khuếch tán nhưng đôi khi sẽ nhiều hơn ở đáy phổi.
  • Suy thất trái hoặc tĩnh mạch cổ nổi xảy ra đi cùng áp lực dương cuối kỳ thở ra rất cao (PEEP).

4. Chẩn đoán suy hô hấp cấp giảm oxy

  • Chẩn đoán lâm sàng;
  • X-quang ngực và khí máu: có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng chẩn đoán.

Để chẩn đoán bệnh nhân có phải bị suy hô hấp cấp giảm oxy hay không, đầu tiên sẽ xác nhận tình trạng thiếu oxy ở người bệnh. Nó thường được phát hiện khi sử dụng phương pháp đo SpO2. Bệnh nhân độ bão hòa O2 thấp thì nên chụp X-quang ngực và khí máu, cũng như tiếp nhận điều trị thở O2 trong khi chờ kết quả kiểm tra.

Nếu không cải thiện để O2 bão hòa > 90% dù đã thở O2 thì sẽ cần phải nghi ngờ shunt từ phải sang trái. Thông qua hình ảnh chụp X-quang ngực, một sự thâm nhiễm của phế nang được nhận thấy sẽ chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ phế nang, chứ không phải là do một shunt tim mạch. Tuy nhiên, khi xuất hiện suy hô hấp cấp giảm Oxy, tình trạng thiếu oxy máu có thể xảy ra trước khi có thể nhìn thấy những thay đổi trên tia X.

Khi suy hô hấp cấp giảm oxy được chẩn đoán, nguyên nhân phải được xác định, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét cả nguyên nhân phổi và ngoài phổi. Trong nhiều trường hợp, một rối loạn đang tiến triển được biết rõ sẽ là một nguyên nhân rõ ràng. Cũng trong một số trường hợp suy hô hấp cấp giảm oxy, bệnh sử chính là gợi ý.

Nếu suy hô hấp cấp giảm oxy được chẩn đoán nhưng nguyên nhân không rõ ràng (giả như: chấn thương, nhiễm trùng phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tụy), việc xem xét các xét nghiệm và các loại thuốc, thủ thuật và điều trị chẩn đoán gần đây sẽ có thể gợi ý cho bác sĩ một nguyên nhân bỏ sót (ví dụ như sử dụng độ chất cản quang, truyền máu hoặc thuyên tắc khí).

Trong trường hợp không thể phát hiện ra nguyên nhân nào gây ra bệnh, một số chuyên gia khuyến cáo nên tiến hành soi phế quản và rửa phế quản nhằm mục đích loại trừ xuất huyết phế nang, viêm phổi, tăng bạch cầu ái toan. Nếu thủ thuật này âm tính, thực hiện sinh thiết phổi để loại trừ các rối loạn khác (như viêm phổi kẽ cấp tính, viêm phổi do dị ứng ngoài).

Spo2
Do SpO2 chẩn đoán tình trạng thiếu oxy ở người bệnh suy hô hấp cấp

5. Điều trị suy hô hấp cấp giảm oxy

Thông khí cơ học chính là phương pháp được áp dụng trong điều trị suy hô hấp cấp giảm oxy với điều kiện độ bão hòa là < 90% và dòng O2 khí thở cao. Gần như tất cả các bệnh nhân điều trị suy hô hấp cấp giảm oxy đều cần thông khí cơ học. Mục tiêu bao gồm:

  • Áp lực cao nguyên < 30cm H2O (cần phải cân nhắc các yếu tố có thể khiến độ giãn nở thành ngực và bụng giảm);
  • Thể tích thông khí là 6mL/kg trọng lượng cơ thể nhằm mục đích giảm thiểu tổn thương phổi;
  • FiO2 thấp nhằm duy trì đủ SaO2 và giảm thiểu khả năng gây độc của O2;

Áp lực cuối đường thở tích cực (PEEP) phải cao đủ để duy trì cho các phế nang mở và giảm FiO2 cho đến khi có thể đạt được áp lực cao nguyên là từ 28 đến 30cm H2O. Bệnh nhân suy hô hấp cấp giảm oxy ở mức độ từ trung bình đến nặng sẽ có nguy cơ tử vong thấp hơn khi sử dụng áp lực cuối đường thở tích cực (PEEP) cao hơn.

Tư thế nằm sấp giúp cải thiện oxy hóa ở một số bệnh nhân bằng cách cho phép cơ thể huy động vùng phổi không có thông khí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tư thế này có thể có tác dụng cải thiện sự sống còn.

Thở máy không xâm lấn (NIPPV) thỉnh thoảng hữu ích với các bệnh nhân mắc suy hô hấp cấp giảm oxy. Ngoài ra, những bệnh nhân điều trị thở máy không xâm lấn (NIPPV) sau đó cần đặt nội khí quản, do vậy, tại thời điểm đặt nội khí quản có thể xảy ra sự giảm bão hòa oxy nghiêm trọng.

Tình trạng suy hô hấp cấp giảm oxy là rất nguy hiểm và cần được điều trị ngay lập tức để có thể giúp bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường. Trong quá trình điều trị và hậu điều trị, bệnh nhân cần phải làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc chăm sóc liên tục. Chính vì vậy, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp giảm oxy.

Suy hô hấp
Tình trạng suy hô hấp cấp giảm oxy là rất nguy hiểm

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp giảm oxy được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại Vinmec quy tụ đội ngũ chuyên gia y bác sĩ có trình độ cao, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đặc biệt là thái độ tận tâm và chuyên nghiệp. Với sự hỗ trợ đầy đủ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Vinmec luôn đảm bảo cung cấp cho mỗi khách khách hàng dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả và toàn diện nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

447 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan