Tại sao tắc động mạch phổi lại có thể giết bạn?

Bài viết được viết bởi TS.BS Vũ Hoàng Huy - Bác sĩ Cấp Cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Tắc động mạch phổi (PE: pulmonary embolism) là khi cục máu đông (huyết khối) vỡ ra và di chuyển theo đường máu đến phổi của bạn. Nếu cục máu đông chặn một hoặc nhiều mạch máu trong phổi của bạn, nó được gọi là thuyên tắc phổi.

1. Tắc động mạch phổi là gì?

Thuyên tắc phổi thường phát sinh do huyết khối bắt nguồn từ hệ thống tĩnh mạch sâu của chi dưới; tuy nhiên, nó cũng hiếm khi bắt nguồn từ các tĩnh mạch vùng chậu, chi trên, hoặc các buồng tim bên phải. Sau khi di chuyển đến phổi, huyết khối lớn có thể trú ngụ tại chỗ chia đôi của động mạch phổi chính hoặc các nhánh thùy và gây tổn thương phổi và huyết động.

Huyết khối tắc mạch phổi không phải là một bệnh tại chỗ. Đúng hơn, nó là một biến chứng của huyết khối tĩnh mạch cơ bản.

2. Cơ chế sinh lý bệnh của tắc động mạch phổi

PE xảy ra khi huyết khối tĩnh mạch sâu bong ra và tắc nghẽn đến tuần hoàn phổi. Tắc mạch phổi xảy ra và làm suy giảm quá trình trao đổi khí và tuần hoàn.

Hậu quả cấp tính về đường hô hấp của PE bao gồm:

  • Tăng khoảng chết phế nang
  • Hạ oxy máu
  • Tăng thông khí

Nguyên nhân chính gây giảm oxy hoá máu theo 3 cơ chế sau:

  • Thông khí - tưới máu không phù hợp. Sự tắc nghẽn của các động mạch phổi tạo ra thông khí không gian chết vì thông khí phế nang vượt quá lưu lượng máu mao mạch phổi. Điều này góp phần vào sự không phù hợp thông khí-tưới máu, với sự tắc nghẽn mạch máu của các động mạch làm tăng sức cản mạch máu phổi. Ngoài ra, các chất trung gian thể dịch, chẳng hạn như serotonin và thromboxan, được giải phóng từ các tiểu cầu được hoạt hóa và có thể gây co mạch ở những vùng phổi không bị ảnh hưởng. Những vùng phổi lành vùng phổi không bị nhồi máu được tưới máu quá mức làm cho thông khí không đủ cung cấp oxy để bão hoà hết lượng máu tăng lên.
  • Shunt xảy ra ở vùng phổi bị tổn thương xẹp và nhồi máu, vùng phổi không có thông khí mà vẫn có tưới máu. Thêm nữa là shunt từ nhĩ phải sang nhĩ trái do tăng áp trong buồng nhĩ phải.
  • Giảm bão hoà oxy tĩnh mạch trộn gây ra bởi giảm cung lượng tim do thiếu oxy.

Hậu quả huyết động học:

Thuyên tắc phổi làm giảm diện tích tiết diện của giường mạch phổi, dẫn đến tăng sức cản mạch phổi, do đó làm tăng hậu gánh thất phải. Nếu hậu gánh thất phải tăng lên nghiêm trọng, có thể xảy ra suy thất phải. Ngoài ra, các cơ chế thể dịch và phản xạ góp phần làm co thắt động mạch phổi. Khi áp lực tâm thu động mạch phổi tăng, thất phải sau khi tải sẽ tăng, dẫn đến suy thất phải cấp tính. Khi suy thất phải tiến triển, suy giảm đổ đầy thất trái có thể phát triển. Ngoài ra, tăng áp lực thất phải dẫn đến giãn RV. Điều này có thể gây ra sự lệch vách liên thất, làm giảm hơn nữa sự đổ đầy tâm trương của tâm thất trái. Tiến triển nhanh chóng đến thiếu máu cục bộ cơ tim có thể xảy ra thứ phát do làm đầy động mạch vành không đầy đủ, có khả năng hạ huyết áp, ngất, phân ly điện cơ hoặc đột tử

Thuyên tắc động mạch phổi gây suy thất phải
Thuyên tắc phổi có thể gây ra suy thất phải

3. Khi nào huyết khối gây tắc động mạch phổi có thể gây tử vong

Khi hơn 50% tuần hoàn phổi bị tắc nghẽn đột ngột, sinh lý bệnh và các dấu hiệu lâm sàng bị chi phối bởi sự mất chức năng tim và phổi nghiêm trọng.

Tâm thất phải có thành mỏng được thiết kế để chống lại sức cản của mạch máu phổi bình thường thấp; nó hoạt động kém khi bị tắc nghẽn đột ngột. Kết quả là, nó giãn ra và xảy ra sự gia tăng áp suất tâm thu của tâm thất phải và động mạch phổi, hiếm khi vượt quá 55 mmHg, do thất phải thiếu thời gian để phát triển phì đại bù trừ, không thể tạo ra áp suất cao hơn.

Áp suất cuối tâm trương thất phải và áp suất tâm nhĩ phải tăng lên khoảng 15–20 mmHg khi suy thất phải. Sự giãn nở tâm thất phải dẫn đến trào ngược van ba lá và có thể làm ảnh hưởng đến sự lấp đầy của tâm thất trái.

Cung lượng tim giảm và bệnh nhân bị hạ huyết áp. Điều này có thể gây mất ý thức đột ngột. Nếu mức độ tắc nghẽn đủ, tử vong xảy ra gần như ngay lập tức. Giảm áp lực động mạch chủ và tăng áp lực tâm thất phải có thể gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ của tâm thất phải thông qua việc giảm tưới máu vành phải nghiêm trọng. Sự phân ly điện cơ là nguyên nhân thường gặp nhất của ngừng tim cuối cùng.

Hiện nay, tại Bệnh Viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec đang áp dụng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị cấp cứu bệnh nhân bị tắc mạch phổi. Với trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại cho kết quả CT perfusion trong vòng 7 phút và thực hiện thường quy.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Daniel R Ouellette, MD, FCCP Associate Professor of Medicine, Wayne State University School of Medicine; Pulmonary embolism, 2020, https://emedicine.medscape.com/article/300901-overview#a4.
  2. 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism developed in collaboration with the European Respiratory Society (ERS).
  3. Abigail K. Tarbox and Mamta Swaroop, Pulmonary embolism, Int J Crit Illn Inj Sci. 2013, Department of Surgery, Northwestern University Feinberg School of Medicine, Chicago, IL, USA
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

833 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan