Tại sao uống nước khi bị ốm, sốt lại quan trọng?

Hạ sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn, cháy nắng hoặc do chủng ngừa. Uống đủ nước có vai trò quan trọng trong việc hạ sốt hiệu quả và ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.

1. Tại sao cần uống nhiều nước khi bị sốt?

Uống nhiều nước khi bị sốt là một cách tốt để bù nước cho người bị sốt khi cơ thể họ đã tiêu thụ một lượng lớn nước qua mồ hôi và hơi thở. Một số loại nước uống khuyên dùng cho người bị sốt là nước lọc, nước khoáng, nước trái cây, trà đá. Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe gây khó khăn trong việc lưu trữ nước trong cơ thể, hãy ngậm đá bào để việc hấp thu nước tốt hơn.

2. 6 bước hạ sốt an toàn, hiệu quả

Nếu bạn hoặc người thân bị sốt, hãy làm theo các bước sau để hạ sốt:

  • Đo nhiệt độ cơ thể: Từ 38 độ C trở lên là sốt
  • Nằm trên giường và nghỉ ngơi
  • Uống nhiều nước khi bị sốt
Thuốc Acetaminophen và Ibuprofen
Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt

  • Sử dụng thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophenibuprofen có thể mua tại nhà thuốc. Lưu ý sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp và không sử dụng chung với các loại thuốc hạ sốt khác; không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống aspirin mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên uống thuốc ibuprofen.
  • Cởi bớt đồ áo: Cởi bỏ nhiều lớp quần áo và cởi bỏ chăn khi bị sốt, trừ khi bị ớn lạnh.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm lạnh: Tránh tắm nước lạnh, ngâm nước đá, ngâm rượu hoặc sử dụng thuốc xoa bóp.

Cho dù con số trên nhiệt kế là bao nhiêu, nếu bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện để được điều trị hiệu quả và an toàn hơn.

3. Triệu chứng của sốt và các dấu hiệu bất thường

Khả năng chịu đựng cơn sốt của mỗi người là khác nhau. Có những người sốt nhẹ đã thấy rất khó chịu, mệt mỏi. Ngược lại, có những người sốt cao trên 39 độ C vẫn cảm thấy bình thường. Bạn nên dựa vào mức độ thoải mái tổng thể và các triệu chứng để quyết định cách điều trị sốt.

Các triệu chứng của sốt có thể gặp phải gồm có:

  • Cảm thấy yếu hoặc lâng lâng
  • Ăn không ngon
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Phát ban

Nếu phát ban kèm theo sốt, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của phát ban. Các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn thường được điều trị nhanh hơn tại bệnh viện. Nếu sốt trên 39,4°C, bạn nên đi khám ngay. Đặc biệt là trong trường hợp kèm theo các triệu chứng lú lẫn, ảo giác hoặc co giật.

Sốt phát ban khác sốt xuất huyết như thế nào
Khi sốt kèm theo phát ban bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để giúp xác định nguyên nhân

4. Bị sốt, khi nào cần đi khám?

Sốt có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Do đó, tùy vào độ tuổi cùng với các triệu chứng đi kèm và mức nhiệt để quyết định thời điểm đi khám bệnh.

4.1. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nên đi khám nếu sốt từ 38°C trở lên ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng kèm theo.
  • Trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi nên đi khám khi sốt từ 38,9°C trở lên, hoặc nhiệt độ sốt thấp hơn nhưng kèm theo các triệu chứng khác như khóc thét, co giật, đổ mồ hôi, nôn, ...
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi có nhiệt độ bằng hoặc trên 38,9°C có thể dùng thuốc OTC dưới sự theo dõi của bác sĩ. Các bậc phụ huynh cũng nên cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng liên quan đến cơn sốt cho bác sĩ như cơn sốt kéo dài hơn một ngày, mức độ trầm trọng hơn hoặc cơn sốt không hạ khi dùng thuốc.

XEM THÊM: Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

4.2. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên

Trẻ em từ 2 đến 17 tuổi thường không cần dùng thuốc để hạ sốt nếu nhiệt độ dưới 38,9°C. Thuốc được sử dụng có thể giúp giảm các triệu chứng kèm theo như khó chịu hoặc đau nhức cơ. Nếu cơn sốt cao hơn 38,9°C, có thể cho trẻ dùng thuốc để hạ sốt. Nếu trẻ cảm thấy rất khó chịu, hoặc nếu sốt kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

4.3. Người lớn

Nằm ngửa bị khó thở
Nếu bạn sốt cao trên 39,4°C có kèm theo các triệu chứng khó thở nên đi khám ngay

  • Người lớn từ 18 tuổi trở lên có sốt dưới 38,9°C thường không cần đến thuốc hạ sốt. Nếu sốt cao trên 39,4°C hoặc không đáp ứng thuốc, bạn nên đi khám. Người lớn bị sốt kèm theo các triệu chứng khác như cứng cổ, đau dữ dội ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, khó thở, nên đi khám ngay.
  • Những người trên 65 tuổi bị sốt nên đi khám khi có các triệu chứng như khó thở, lú lẫn.

Bạn cũng nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu cơn sốt tăng trên 38,9°C hoặc không hạ trong vòng 2 ngày. Bạn có thể thử dùng thuốc không kê đơn nhưng cần chắc chắn chúng không xung đột với bất kỳ loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

5. Xử trí sốt cho người bị suy giảm miễn dịch

Nếu có hệ miễn dịch bị tổn hại, bạn nên đi khám bệnh. Hệ miễn dịch bị tổn hại thường gặp ở những người nhiễm HIV, ung thư hoặc các bệnh tự miễn.

Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đôi khi, các bệnh nhiễm trùng này diễn biến nhanh hoặc khó điều trị. Vì vậy, nếu bạn có hệ miễn dịch bị tổn hại, việc nhận được sự hỗ trợ y tế ngay lập tức trong điều trị sốt là rất quan trọng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan