Thực phẩm và thuốc cần tránh khi bị viêm gan C

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Từ xưa đến nay, gan luôn được xem như là nhà máy xử lý hóa chất của cơ thể. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của gan là gạn lọc và xử lý bất cứ thứ gì được đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm gan C nói riêng và các bệnh lý về gan nói chung, chức năng trên có thể gặp vấn đề. Khi các chất bị lưu lại trong cơ thể lâu hơn, sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định và tổn thương gan. Để tránh những nguy cơ trên và điều trị viêm gan C hiệu quả, bạn cần điều chỉnh và lựa chọn kĩ các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng và thuốc thu nạp vào cơ thể mình. Vậy, nên kiêng ăn gì khi bị viêm gan C?

1. Thực phẩm

Một chế độ dinh dưỡng đủ chất có thể giúp gan hình thành nên các tế bào mới. Nhưng nếu bạn không may mắc viêm gan C, có một số loại thực phẩm được khuyến nghị nên tránh hoặc dùng ít hơn, đó là:

  • Hàu sống hoặc động vật có vỏ (như trai sò, vẹm, cua và tôm,...). Nguyên nhân là vì chúng có thể chứa vi khuẩn khiến bạn dễ nhiễm trùng, nguy cơ này càng cao hơn nếu bạn bị viêm gan C.
  • Các loại thức ăn nhiều chất béo, nhiều đường. Chúng có thể gây căng thẳng cho gan của bạn hoặc dẫn đến tích tụ chất béo trong đó.
  • Thức ăn mặn, nhiều muối (như thịt hun khói, mắm,...). Nên tránh ăn những món quá mặn nếu bạn có xu hướng bị tích nước ở bụng hoặc chân.

Ngoài thực phẩm, nhiều người còn thắc mắc bị viêm gan C nên kiêng gì?

Thịt đỏ, ướp muối và thực phẩm hun khói có liên quan đến ung thư dạ dày
Bạn nên tránh thức ăn mặn, động vật có vỏ và các loại thức ăn nhiều chất béo/đường.

2. Rượu

Khi nhắc đến điều trị viêm gan C, việc giảm dần hoặc loại bỏ hoàn toàn rượu luôn là một trong những khuyến cáo được bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh. Bởi khi mắc viêm gan C, tức gan của bạn đã có dấu hiệu suy yếu chức năng. Do vậy, nếu uống dù chỉ với lượng nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nghiêm trọng, đồng thời, khiến nhiều loại virus lưu lại cơ thể bạn lâu hơn. Nếu bạn có thể dừng lại, hoặc ít nhất là cắt giảm, mật độ virus có thể giảm xuống.

Rượu và các đồ uống có cồn có thể gây viêm và xơ hóa gan (sẹo gan), làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Do vậy, những người bị xơ gan hoặc đang chờ ghép gan do bị viêm gan C càng không được uống rượu.

Một số người điều trị viêm gan C bằng thuốc chuyên dụng, tuy nhiên, rượu có thể gây cản trở tác dụng của thuốc. Và uống rượu cũng khiến bạn khó uống thuốc đúng giờ và đúng lịch hơn. Đối với một số bệnh nhân đang sử dụng Interferon để điều trị một số bệnh lý (như trầm cảm,...), việc uống rượu có thể làm nghiêm trọng thêm các tác dụng phụ của thuốc.

Rượu
Rượu và các đồ uống có cồn có thể gây viêm và xơ hóa gan (sẹo gan), làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

3. Thuốc lá và các loại thuốc bất hợp pháp

Các chất và thuốc kích thích nói chung đều không tốt cho gan, ví dụ, cần sa có thể dẫn đến hình thành sẹo gan rất nhanh. Việc dùng kim tiêm để tiêm các chất kích thích có thể tăng nguy cơ tái nhiễm viêm gan C.

Hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ ung thư gan. Do vậy, lời khuyên là nên giảm tối đa lượng thuốc hút mỗi ngày, hoặc tốt nhất là nên cai thuốc lá hẳn để bảo vệ sức khỏe.

Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ ung thư gan.

4. Các loại thuốc điều trị viêm gan C

Nếu bạn bị xơ gan do nhiễm viêm gan C, bạn cần cẩn trọng về các loại thuốc sử dụng để điều trị. Liều lượng của một số loại thuốc sẽ cần được điều chỉnh và có một số loại thuốc nên tránh hoàn toàn. Một số thuốc cần tránh bao gồm:

Bất kể bạn mắc viêm gan C ở giai đoạn nào, hãy đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Chia sẻ danh sách tất cả các loại thuốc theo toa và thuốc không kê đơn với bác sĩ.
  • Hãy chắc chắn rằng các bác sĩ biết bạn bị viêm gan C.
  • Uống ít thuốc nhất có thể.
  • Đọc kỹ danh sách thành phần của các thuốc không kê đơn. Acetaminophen thường có trong nhiều loại thuốc trị cảm cúm và hầu hết các loại thuốc giảm đau nên hãy thật cẩn trọng.
Thuốc giảm đau acetaminophen
Acetaminophen, NSAIDs, thuốc ngủ/thuốc an thần là các loại thuốc cần tránh.

5. Thực phẩm chức năng và các loại thảo dược

Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại nào dưới đây nếu bạn đang bị viêm gan C, vì một số loại có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.

Điều quan trọng cần lưu ý là các loại thực phẩm chức năng và thảo dược không được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp vào danh mục thuốc. Đồng nghĩa với việc các loại này không trải qua các thử nghiệm, kiểm duyệt chất lượng để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả.

Một số sản phẩm tự nhiên có thể gây rủi ro cho gan của bạn là:

  • Chaparral.
  • Jin Bu Huan.
  • Germander.
  • Trà Comfrey, mate và Gordolobo yerba.
  • Cây tầm gửi (Mistletoe).
  • Skullcap.
  • Pennyroyal (squaw mint oil).
  • Dầu Margosa (Neem oil).
  • Kava.
  • Yohimbe.

Ngoài ra, các sản phẩm giảm cân cũng có thể gây hại cho gan, tương tự như việc tiêu thụ lượng lớn vitamin và khoáng chất như: Sắt, Vitamin A, D, E, K.

Như vậy, hãy lựa chọn thực phẩm cẩn thận và dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp chủ động kiểm tra liều lượng thuốc sử dụng trong ngày phù hợp với tình trạng bệnh, điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe lá gan của bạn.

sản phẩm giảm cân
Nên cảnh giác với sản phẩm giảm cân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

475 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan