Tiếp cận hạ kali máu (Treatment of hypokalemia)

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Văn Phong - Bác sĩ cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hạ kali máu là rối loạn điện giải thường gặp trong lâm sàng. Ở cơ thể khoẻ mạnh, tình trạng này còn bù trừ được, nhưng hạ kali máu nặng thì có thể đe doạ tính mạng. Đối với bệnh nhân tim mạch, hạ kali máu làm tăng tỷ lệ tử vong.

I. ĐỊNH NGHĨA

Hạ kali máu được định nghĩa là tình trạng kali máu dưới 3,5mmol/l, đây là một rối loạn điện giải thường gặp trên lâm sàng; tình trạng này xuất hiện ở khoảng 20% số bệnh nhân đang nằm viện và khoảng 10-40% ở những bệnh nhân đang điều trị bằng lợi tiểu Thiazide. Thông thường, mức kali máu khoảng 3-3,5mmol/l sẽ được bù trừ tương đối tốt ở các cơ thể khoẻ mạnh; tuy nhiên ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch thì hạ kali có thể gây các hậu quả nặng nề. Vì vậy, việc điều trị và chẩn đoán nguyên nhân là vô cùng quan trọng.

  • Kali máu < 3 mEq/L
  • Giảm 1 mEq/L: Cơ thể mất khoảng 200 - 400 mEq

II. LÂM SÀNG

  • Mỏi cơ, đau cơ, yếu cơ, liệt cơ
  • Điện tâm đồ: Sóng T dẹt hay đảo ngược, sóng U cao, ST chênh xuống, khoảng QT dài, QRS giãn rộng, loạn nhịp thất
Dấu hiệu lâm sàng hạ kali máu
Mỏi cơ, đau cơ là dấu hiệu lâm sàng của hạ kali máu

III. NGUYÊN NHÂN

Hạ kali máu bao gồm hai nguyên nhân chính: Do trao đổi tế bào và do mất kali (qua đường tiêu hoá và qua thận). Dùng các thuốc lợi tiểu là nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ kali máu. Các xét nghiệm đánh giá rối loạn acid - base và xét nghiệm nước tiểu có thể định hướng tốt đến chẩn đoán chính xác nguyên nhân hạ kali máu. Ở mỗi ca bệnh, việc điều trị nguyên nhân là vô cùng cần thiết.

  • Giảm cung cấp: Suy dinh dưỡng, nghiện rượu, ăn kiêng mất thăng bằng
  • Di chuyển Kali vào tế bào: Kiềm máu, dùng insulin, cathecholamine
  • Mất Kali ngoài thận: Nôn, tiêu chảy, dò tiêu hóa,...
  • Mất Kali tại thận: Thuốc lợi tiểu, lợi tiểu thẩm thấu, cường Aldosterone, hạ magne, toan máu ống thận type 1

IV. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHUNG

TRƯỜNG HỢP KHU ĐIỀU TRỊ CÁC BƯỚC ĐIỀU TRỊ
Hạ kali trung bình
K+ 2,5 -3mmol/l
Các khoa phòng điều trị - IV: 10 mEq x 2 trong 2-4 giờ và PO:
40 mEq (4 viên) x 2 mỗi 2 giờ
- Xét nghiệm K+ sau 6 giờ
Hạ kali nặng
K+ 2-2,5 mmol/l
Nhập khoa Hồi Sức Tích
Cực điều trị
- Theo dõi Monitor liên tục
- IV: 13-20 mEq x 2 trong 2-4 giờ và
PO: 20 mEq (4 viên) x 2 mỗi 2 giờ
- Tiếp tục bù cho đến khi K+ > 2,8mEq/l
- Xét nghiệm K+ sau 4 giờ
Hạ kali quá nặng
K+ < 2 mmol/l
Nhập khoa Hồi Sức Tích
Cực điều trị
- Theo dõi Monitor liên tục
- IV: 30-40 mEq x 2 trong 2-4 giờ và
PO: 40 mEq (4 viên) x 2 mỗi 2 giờ
- Xét nghiệm K+ mỗi 1-2 giờ
- Tiếp tục bù cho đến khi K+ > 2,8 mEq/l

V. ĐIỀU TRỊ TẠI ICU VÀ CẤP CỨU

1. Nguyên tắc

  • Tốc độ bù chủ yếu dựa vào lâm sàng và mức độ hạ Kali máu, tốc độ bình thường từ 10-20mmol/h
  • Truyền tĩnh mạch trung tâm nồng độ < 60mmol/l (cao nhất cho phép là 100mmol/l)
  • Truyền qua tĩnh mạch ngoại biên nồng độ tối đa nên < 40mmol/l
  • Dung dịch pha: lý tưởng Potassium chloride (KCl) là pha với nước muối sinh lý 0,9% hay0,45%, không pha với dextrose vì dextrose có thể gây ra hạ kali máu qua trung gian insulin đưakali vào nội bào.

2. Cụ thể

a) Sử dụng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.

  • Nồng độ thông thường được pha như sau: 1,5 ống Potassium chloride (KCL) 10% 10ml pha vào 500 ml Natrichloride 0.9% (nồng độ 40mmol/l).
  • 01 ống Potassium chloride 10% 10ml, có 13 mEq K+ (13 mmol )

b) Hạ kali máu nặng đe dọa tính mạng: (K+: < 2.0 mmol/L)

  • Truyền với tốc độ 120 giọt/phút ( 360ml/h hoặc 15mmol/h) .
  • Hoặc nếu sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm:
  • 1 ống KCL 10% với 100ml Natriclorid 0,9% tốc độ 100ml/h (13mmol/h).
  • Theo dõi sát ECG qua monitor, triệu chứng lâm sàng nguy hiểm và làm lại ion đồ sau 1-2 giờ.

c) Hạ Kali máu nặng: (K+: 2.0 - 2.5 mmol/L)

  • Truyền với tốc độ trung bình 60 giọt/phút (180ml/h hoặc 7 mmol/h).
  • Theo dõi sát ECG qua monitor và làm lại ion đồ sau 04 giờ.
    1. Hạ Kali máu trung bình: ( K+ 2.5 - 3.0 mmol/L)
  • Truyền với tốc độ chậm 20 giọt/phút (60ml/h hoặc 2.5mmol/h).
  • Uống 2 viên Potassium Chloride 600mg, 3 lần /ngày ( pha vào 100-150mL nước).
  • Theo dõi sát ECG qua monitor và làm lại ion đồ sau 6 giờ.

Kết luận

Tóm lại, hạ kali máu là một rối loạn điện giải thường gặp trong thực hành lâm sàng và thường được phát hiện tình cờ khi xét nghiệm máu. Mặc dù tình trạng này thường đáp ứng ở những bệnh nhân toàn trạng còn tốt, tuy nhiên ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đi kèm thì hạ kali máu có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Việc hiểu biết về cơ chế điều hoà kali trong cơ thể sẽ giúp chúng ta tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hạ kali máu kịp thời.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hạ kali máu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan