Trắc nghiệm: Hiểu biết của bạn về các cơn đau do kinh nguyệt

Đau bụng kinh thường rất phổ biến ở phụ nữ. Những cơn đau thường đau nhói và chuột rút ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, đau bụng kinh có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau lưng trong chu kỳ kinh nguyết hoặc buồn nôn, tiêu chảy và đau đầu. Đau bụng kinh không giống với hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Bài viết sẽ cung cấp thông tin cụ thể về các cơn đau này.

1. Đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra khi tử cung bong lớp niêm mạc trung bình mỗi tháng một lần. Tình trạng này gây ra những cơn đau, chuột rút và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt là bình thường. Đau quá mức khiến bạn phải nghỉ làm hoặc nghỉ học thì rất hiếm khi xảy ra.

Đau bụng kinh có hai loại phổ biến: nguyên phát và thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng đau được xảy ra ở giai đoạn trước và trong kỳ kinh nguyệt.
  • Nếu bạn đã từng có kinh nguyệt bình thường và trở nên đau đớn sau này trong cuộc đời, đó có thể là đau bụng kinh thứ phát. Tình trạng đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu khác, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, có thể gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh không phải lúc nào cũng xác định rõ ràng được. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cụ thể, người phụ nữ nguy cơ bị đau kinh nguyệt cao hơn. Những nguyên nhân này có thể bao gồm:

  • Tuổi dưới 20
  • Có tiền sử gia đình về tình trạng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Hút thuốc
  • Ra máu nhiều khi có kinh
  • Có chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Chưa bao giờ có con
  • Dậy thì trước 11 tuổi
Không đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh

Một loại hormone là prostaglandin kích hoạt các cơn co thắt cơ trong tử cung để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Những cơn co thắt của quá trình đau bụng kinh có thể gây đau và viêm. Mức độ prostaglandin tăng ngay trước khi bắt đầu kinh nguyệt.

Kinh nguyệt đau cũng có thể là kết quả của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tình trạng phổ biến được tạo thành do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể xảy ra từ 1 đến 2 tuần trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Các triệu chứng thường mất đi sau khi bắt đầu chảy máu.
  • Lạc nội mạc tử cung. Đây là một tình trạng bệnh lý gây đau với các tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể. Nó thường là trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu.
  • U xơ trong tử cung. U xơ là những khối u không phải ung thư có thể gây áp lực lên tử cung hoặc gây ra kinh nguyệt bất thường và đau, mặc dù chúng thường không gây ra triệu chứng.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng tại các vị trí ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra, đồng thời nó có thể gây viêm và đau cơ quan sinh sản.
  • Bệnh dị tật. Đây là một tình trạng bệnh hiếm gặp, mà niêm mạc tử cung phát triển vào thành cơ của tử cung, gây viêm, áp lực và đau đớn. Nó cũng có thể làm cho bệnh kéo dài về thời gian hoặc mức độ bệnh có thể sẽ nặng hơn.
  • Hẹp cổ tử cung. Hẹp cổ tử cung là một tình trạng hiếm gặp, trong đó cổ tử cung quá nhỏ hoặc hẹp đến mức làm chậm lưu lượng kinh nguyệt, tăng áp lực bên trong tử cung gây đau.
12 câu hỏi phổ biến về kinh nguyệt ở tuổi mới lớn
Kinh nguyệt đau cũng có thể là kết quả của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn

2. Trắc nghiệm về các cơn đau bung trong chu kỳ kinh nguyệt

  • Đau khi có hành kinh là chuyện “bình thường.” Theo Hiệp hội các bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ, hầu hết phụ nữ đều có cảm giác khó chịu trong kỳ kinh nguyệt và hơn một nửa bị đau một hoặc hai ngày mỗi tháng.
  • Đau bụng kinh được coi là "đau bụng kinh" bất thường khi: Đau bụng kinh dữ dội đến mức khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường được. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp bị bệnh đều có thể điều trị được.
  • Triệu chứng nào sau đây là triệu chứng tiềm ẩn của đau bụng kinh? Các triệu chứng tiềm ẩn của đau bụng kinh bao gồm chuột rút hoặc đau ở vùng bụng dưới hoặc lưng dưới, cảm giác "co kéo" ở đùi trong, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt và chóng mặt.
  • Các triệu chứng đau bụng kinh tiềm ẩn bao gồm chuột rút hoặc đau ở bụng dưới hoặc lưng dưới, cảm giác "co kéo" ở đùi trong, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và chóng mặt. Đây không phải là nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc nghỉ học và nghỉ làm việc.
  • Phụ nữ bị đau bụng kinh có nên tránh quan hệ tình dục không. Nói chung, phụ nữ bị đau bụng kinh không cần tránh quan hệ tình dục. Trên thực tế, cực khoái có thể làm giảm cơn đau bụng kinh ở một số phụ nữ. Tuy nhiên, có thể có những lý do cụ thể mà một cá nhân nhất định có thể được khuyên tránh quan hệ tình dục, vì vậy hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về điều này.
  • Kinh nguyệt gây đau có thể do lạc nội mạc tử cung, một tình trạng xảy ra khi các mô nội mạc tử cung, nằm bên trong tử cung. Trong bệnh lạc nội mạc tử cung, mô nội mạc tử cung hình thành ở các khu vực khác trong cơ thể, chẳng hạn như buồng trứng, bàng quang, ruột, hoặc ở bề mặt ngoài của tử cung. Điều này có thể dẫn đến sẹo trong khoang bụng và đau.
  • Đau bụng kinh có thể do u xơ tử cung, đó là: U xơ có thể hình thành ở bên ngoài, bên trong hoặc trong thành tử cung, có thể gây đau và chảy máu kinh nhiều.
  • Bạn nên đi khám nếu bị đau bụng kinh dữ dội hoặc chuột rút kéo dài: Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên đi khám nếu bạn bị đau bụng kinh nghiêm trọng hoặc chuột rút kéo dài hơn hai hoặc ba ngày. Bạn cũng nên đi khám nếu bị sốt, tiết dịch âm đạo có mùi hôi, bất thường hoặc tăng tiết dịch âm đạo, nếu trễ kinh hơn một tuần hoặc nếu cơn đau xuất hiện vào những thời điểm khác của chu kỳ kinh nguyệt. Gọi cho bác sĩ nếu gần đây bạn đặt vòng tránh thai hoặc nếu trong chu kỳ kinh có xuất hiện cục máu đông hoặc có các triệu chứng khác kèm theo cơn đau.
Khám phụ khoa
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội hoặc kéo dài

  • Phụ nữ có nhiều khả năng bị đau bụng kinh hoặc đau kéo dài nếu có kinh nhiều, hút thuốc hoặc uống rượu. Họ cũng có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này hơn nếu bắt đầu có kinh lần đầu ở độ tuổi sớm (dưới 11 tuổi) hoặc nếu chu kỳ kinh nguyệt của họ kéo dài năm ngày hoặc lâu hơn.
  • Hầu hết các cơn đau kinh nguyệt xảy ra trong giai đoạn nào của chu kỳ? Kinh nguyệt bắt đầu khi tử cung bong tróc lớp niêm mạc, và đây là lúc đau bụng kinh nhất. Theo Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Hoa Kỳ, bấm huyệt và châm cứu có thể giúp giảm đau bụng kinh, nhưng chúng không thể ngăn ngừa.
  • Điều nào sau đây có thể giúp giảm đau bụng kinh? Theo Hiệp hội các bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ, thiamine (vitamin B1) có thể giúp giảm đau bụng kinh, mặc dù nó không thể ngăn chặn được. Thiamine có thể được tìm thấy trong các loại hạt ngũ cốc, đậu, hạt và thịt. Vitamin B6 và các chất bổ sung canxi và magiê cũng có thể hữu ích.
  • Thiền và các kỹ thuật giảm căng thẳng khác có thể giúp giảm đau bụng kinh. Kích thích, yoga và các kỹ thuật thư giãn và giảm căng thẳng khác có thể giúp giảm đau bụng kinh. Tập thể dục và ngủ đủ giấc cũng có thể hữu ích.
  • NSAID (thuốc chống viêm không steroid) có thể làm dịu cơn đau bụng kinh. Điều nào sau đây là một ví dụ về NSAID? NSAID, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen, có sẵn không cần kê đơn để điều trị đau bụng kinh. Thuốc có tác dụng tốt nếu bạn bắt đầu dùng ngay khi các triệu chứng xuất hiện hoặc bắt đầu có kinh trong vài ngày đầu tiên của kỳ kinh. Một số người không nên dùng NSAID. Ví dụ, bạn không nên dùng NSAID nếu bạn bị rối loạn chảy máu, loét, hoặc tổn thương thận hoặc gan. NSAID cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn có thể đang dùng. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể tư vấn cho bạn về sự an toàn của việc sử dụng NSAID không kê đơn hoặc kê đơn.
  • Phương pháp điều trị đau bụng kinh liệu có làm mỏng niêm mạc bên trong tử cung? Thuốc tránh thai và các phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố khác giúp kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung để sản xuất ít prostaglandin hơn; ít prostaglandin có nghĩa là ít co thắt hơn và ít đau hơn.
  • Đau bụng kinh có thể giảm bớt sau khi sinh con. Nhiều phụ nữ có kinh nguyệt ít hơn sau khi sinh con hoặc khi họ già đi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

291 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan