Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm thế nào?

Nếu bạn có bị tiểu đường type 1 hoặc type 2 thì bạn cũng có nguy cơ mắc trầm cảm. Và ngược lại, nếu bạn bị trầm cảm thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2. Hiện nay, việc điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm có thể được thực hiện cùng nhau và khi điều trị hiệu quả một trong hai thì sẽ tác động tích cực đến bệnh còn lại.

1. Trầm cảm ở người bệnh tiểu đường

Trong cuộc sống, ai cũng đều đã từng cảm thấy buồn hoặc thất vọng nhưng nó là một phần bình thường của cuộc sống. Nhưng nếu bạn có những khoảng thời gian dài buồn bã, lo lắng và thất vọng thì đó có thể là triệu chứng của trầm cảm. Nếu bạn bị tiểu đường thì có nhiều nguy cơ mắc trầm cảm do bệnh tiểu đường khiến cơ thể mệt mỏi. Cả bệnh tiểu đường và trầm cảm có thể thực sự khó khăn để người bệnh đối mặt với tình trạng bệnh tật, nhưng hãy nhớ rằng bạn không cô đơn.

Trầm cảmtiểu đường có cùng một số triệu chứng giống nhau như mệt mỏi, ngủ nhiều và khó tập trung có thể xảy ra khi người bệnh có một trong hai vấn đề trên. Các triệu chứng này có thể làm người bệnh khó biết được liệu các triệu chứng này do trầm cảm hay bệnh tiểu đường hoặc cả hai.

Mặc dù bệnh tiểu đường không trực tiếp gây ra trầm cảm, nhưng bản chất bệnh tiểu đường có thể là một yếu tố tạo điều kiện để phát triển bệnh trầm cảm. Nếu mắc trầm cảm trước khi mắc bệnh tiểu đường, thì bệnh tiểu đường có thể làm cho các triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng hơn.

Mệt mỏi
Mắc trầm cảm do bệnh tiểu đường khiến cơ thể mệt mỏi

2. Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Trầm cảm là bệnh lý về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và nó có thể diễn ra ở bất cứ ai, bất kể văn hóa, tình trạng sức khỏe và tiền sử gia đình. Trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy tồi tệ về bản thân, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.

Nếu bạn gặp một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây lâu hơn hai tuần, thì bạn cần nói chuyện với bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh tiểu đường do trầm cảm có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và hiệu quả kiểm soát đường huyết. Một vài triệu chứng trầm cảm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị bệnh tiểu đường như:

  • Không muốn làm bất cứ điều gì hoặc gặp thấy bất cứ ai. Bạn có thể không quản lý bệnh tiểu đường đúng cách không dùng thuốc hoặc kiểm tra đường huyết thường xuyên, không chăm sóc bản thân về dinh dưỡng và tập thể dục đúng cách cho người bệnh tiểu đường, không tái khám tiểu đường hoặc bỏ qua các vấn đề sức khỏe khác. Tất cả những hành động này đều dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Cảm thấy thất vọng thường xuyên và trong thời gian dài.
  • Hay thức dậy vào ban đêm hoặc ngủ dậy nhưng không muốn ra khỏi giường.
  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hơn nên khiến bạn không tập thể dục.
  • Ăn quá nhiều dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên.
  • Không ăn đủ.
  • Cảm thấy buồn, thất vọng về bản thân và lo lắng rằng bạn đã khiến cho bạn bè và người thân thất vọng về mình.
  • Dễ bị phân tâm và phải cố gắng để tập trung.
  • Cảm thấy bồn chồn.
  • Di chuyển chậm và không muốn nói.
  • Có suy nghĩ rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu bạn chết hoặc có ý nghĩ tự tử. Trầm cảm cũng có thể khiến bạn tự hủy hoại bản thân và nếu bạn cảm thấy mình chết thì sẽ tốt hơn, do đó bạn có thể ngừng chăm sóc bản thân.
Mất ngủ
Người bệnh hay thức giấc vào ban đêm

3. Điều trị

  • Quản lý người bệnh tiểu đường. Việc quản lý người bệnh tiểu đường tập trung vào việc thay đổi hành vi đã thành công trong việc giúp người bệnh cải thiện được quá trình trao đổi chất, tăng mức độ tập thể dục, quản lý cân nặng và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch khác. Khi người bệnh tham gia các chương trình quản lý bệnh tiểu đường, bác sĩ cũng có thể giúp người bệnh cải thiện về mặt cảm xúc để cảm thấy hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Tâm lý trị liệu. Những bệnh nên tham gia các lớp trị liệu tâm lý, đặc biệt là liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioral therapy), đã các các nghiên cứu chứng minh là cải thiện vấn đề trầm cảm và từ đó dẫn đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
  • Thuốc và thay đổi lối sống. Người bệnh sẽ sử dụng thuốc cho cả bệnh tiểu đường và bệnh trầm cảm. Ngoài ra, về thay đổi lối sống bao gồm các nhiều loại trị liệu khác nhau như tập thể dục thường xuyên, nên có thể cải thiện cả hai bệnh lý.
  • Chăm sóc hợp tác (Collaborative care). Nghiên cứu mới cho thấy việc điều trị bệnh tiểu đường nếu người bệnh được điều dưỡng quản lý và giám sát sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị, cải thiện cả bệnh trầm cảm và bệnh tiểu đường.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm, như mất hứng thú với các hoạt động bình thường, cảm giác buồn bã hoặc thất vọng và các vấn đề thể chất không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu.

Điều trị tâm lý tại phòng khám
Khám tâm lý tại Vinmec cùng với các chuyên gia đầu ngành

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, diabetes.org.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan