Triệu chứng hen suyễn dễ nhầm với bệnh gì?

Khó thở, thở khò khè, ho, đau tức ngực... là những triệu chứng thường gặp ở một số căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trên thực tế, những triệu chứng kể trên cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm khác. Việc phân biệt các bệnh có triệu chứng tương tự nhau đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

1. Triệu chứng của bệnh hen suyễn

Trẻ em mắc bệnh hen suyễn thường có triệu chứng khởi phát bệnh trước 10 tuổi (chiếm khoảng 50%) và độ tuổi phát bệnh trung bình là 7 tuổi. Đối với người lớn thì ngược lại, bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào.

Dấu hiệu khởi phát bệnh hen suyễn rất đa dạng, khởi phát từ từ thường gặp ở người già, những người nghiện thuốc lá; khởi phát bệnh đột ngột hay gặp ở người trẻ. Khi bùng phát, người bệnh thường có biểu hiện:

  • Ho: Thường không có đặc trưng, ho khan; đôi khi thường khạc nhiều đờm trắng, quánh, dính (hạt trai); ho thường xuất hiện sau khi khó thở giảm. Có những ca bệnh mà ho là triệu chứng duy nhất của đợt bùng phát: Ho đêm, dai dẳng, tái diễn.

  • Khó thở: Đây là triệu chứng đặc trưng cơ bản của đợt bùng phát bệnh hen phế quản. Khó thở nặng, nhẹ theo từng đợt, có thể tự hết hoặc hết sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Có cơn thở khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay thay đổi thời tiết hoặc giao mùa, ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó. Các triệu chứng này cải thiện khi sử dụng thuốc giãn phế quản.
Khó thở
Bệnh hen suyễn gây ra triệu chứng khó thở cho người bệnh
  • Tức nghẹn lồng ngực (tight chest): Người bệnh có cảm giác tức nghẹn hoặc bó ép lồng ngực. Triệu chứng này tăng lên trong cơn khó thở và giảm khi hết khó thở.

Ngoài đợt bùng phát bệnh hen suyễn thường không có triệu chứng thực thể. Tuy nhiên, trong đợt bùng phát có thể xuất hiện các triệu chứng thực thể sau:

  • Triệu chứng của hẹp đường hô hấp trên: Đặc trưng là ran rít (wheezing).
  • Tắc nghẽn đường thở mức độ nhẹ, ran rít chỉ nghe thấy ở cuối thì hít vào cố. Tắc nghẽn trung bình, ran rít xuất hiện ở 1 hoặc 2 thì, đa âm (polyphonic wheeze). Tắc nghẽn nặng, ran rít ít hoặc không xuất hiện.
  • Tắc nghẽn đường thở nhỏ, không nghe thấy ran rít
  • Tần số thở tăng, tắc nghẽn nặng tần số thở có thể không tăng
  • Thì thở ra kéo dài, thở gấp, ngắn
  • Co rút cơ hô hấp phụ
  • Nói khó, nói ngắt quãng
  • Rì rào phế nang giảm hoặc mất (phổi câm) trong tắc nghẽn đường thở nặng.
  • Tím tái da và niêm mạc: là dấu hiệu nặng của đợt hen suyễn bùng phát.
  • Lo lắng, sợ hãi do giảm oxy ở não.
  • Đợt bùng phát nhẹ thì hình dạng lồng ngực bình thường.
  • Đợt bùng phát nặng, dai dẳng, lồng ngực có thể căng vồng lên như ức gà, hình thành tạm thời hoặc cố định.
Hen suyễn khó thở tức ngực
Bệnh hen suyễn giai đoạn bùng phát cần được phát hiện và điều trị kịp thời

2. Phân biệt bệnh hen suyễn với các bệnh lý khác

Các triệu chứng bệnh hen suyễn thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý như:

  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh lý thường gặp này gây ra các triệu chứng gây nhầm lẫn với bệnh hen suyễn. Triệu chứng thông thường của viêm mũi dị ứng là cũng thường gây chảy nước mũi, từ đó, dẫn đến các cơn ho. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám bệnh để xem liệu bạn có thuốc theo kê đơn hay chỉ ra loại mua ở ngoài tiệm thuốc là ổn.
  • Ợ nóng: Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) làm axit dạ dày dâng lên và tràn vào thực quản. Trong khi ợ nóng – là cảm giác nóng rát bên dưới xương ức của bạn làm xuất hiện triệu chứng ho hoặc có cảm giác như bạn phải luôn hắng giọng. Ợ nóng có thể dẫn tới các triệu chứng hen suyễn.

  • Trầm cảm: Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hoảng loạn, bạn có thể thở nhanh hơn và sâu hơn, từ đó dẫn tới việc bạn sự có mặt CO2 trong máu quá nhiều. Hậu quả là bạn có cảm giác như mình chưa lấy đủ oxy gây ra cảm giác khó thở. Trên thực tế, một số người bị bệnh hen suyễn cũng gặp vấn đề về lo âu, căng thẳng giống như trầm cảm (và chúng có thể làm nhau trầm trọng hơn) . Nhưng cũng có khả năng bạn không hề bị bệnh hen suyễn. Để giải quyết vấn đề, bạn cần đi gặp một chuyên gia về sức khỏe để tìm hiểu vấn đề sức khỏe của mình.
  • Bệnh mãn tính, nằm lâu, giảm vận động: Tình trạng ốm yếu hay thừa cân cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khó thở. Theo bác sĩ Lockey: "Mỗi tháng 1 gửi 1 người bệnh tới phòng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giúp họ giảm hơn 45kg". Một khi cân nặng được giảm, bệnh hen suyễn cũng sẽ biến mất. Một số giả thuyết được đưa ra chỉ sự liên quan giữa bệnh suyễn với thừa cân. Theo bác sĩ Laurel Stephenson, chuyên gia phổi tại Đại học Minnesota, bệnh hen suyễn thường đi đôi với béo phì. Tuy nhiên một số bằng chứng cho thấy, đôi khi, chỉ có cân nặng mới là vấn đề (bệnh hen suyễn, theo định nghĩa, được xác định là các cơn co thắt trong đường thở).
Phụ nữ béo phì
Một số đối tượng thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở

3. Lưu ý khi trong điều trị bệnh hen suyễn

Trong khi điều trị bệnh hen suyễn, bạn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:

  • Không hút thuốc, tránh khói thuốc, khói bụi, khói bếp than, các mùi hắc;
  • Không nuôi vật nuôi trong nhà như chó, mèo;
  • Giữ môi trường sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát;
  • Tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng: nhộng, tôm, cua, hải sản.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói tầm soát hen cho những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản. Gói tầm soát bệnh hen phế quản của Vinmec giúp:

  • Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát và điều trị bệnh
  • Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng và sàng lọc hen phế quản.
SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Kiểm tra sức khỏe tổng quát sẽ giúp bạn phát hiện được các bệnh lý nguy hiểm

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ các phương tiện thiết bị hiện đại để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt khi đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân không cần phải chờ đợi lâu, thời gian khám nhanh gọn và được đội ngũ cán bộ y tế giàu kinh nghiệm hướng dẫn kỹ càng việc sử dụng các các thuốc, các loại bình phun- xịt được thiết kế đặc biệt, hướng dẫn thay đổi lối sống một cách tích cực giúp bệnh nhân có thể dễ dàng tuân thủ quản lý điều trị bệnh hen phế quản của mình.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan