Vì sao bạn mọc thừa răng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thông thường, ở trẻ em có 20 răng sữa, người trưởng thành thì có từ 28-32 răng vĩnh viễn. Trẻ em bắt đầu thay răng và mọc thêm đủ số lượng từ năm 6 tuổi, nhưng cần lưu ý số lượng răng mọc lên ở trẻ và vị trí mọc bất thường của chúng. Răng thừa ở trẻ em thực sự có thể liên quan đến một số bệnh lý. Do đó, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra răng sớm khi phát hiện có bất thường.

1. Mọc thừa răng có phải là bệnh lý cần quan tâm?

Chứng rối loạn răng miệng phổ biến hơn bạn nghĩ, ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số. Tăng răng là tình trạng bạn có nhiều răng trong miệng hơn bình thường. Nó ảnh hưởng đến số lượng nam giới gấp đôi so với phụ nữ.

Vấn đề mọc thừa răng phổ biến nhất là răng cửa ở hàm trên. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này có thể cao tới 98% số răng thừa. Những cái răng thừa này có thể có hình dạng răng dễ nhận biết hoặc trông hoàn toàn khác như hình nón hoặc tròn hơn.

Răng thừa có thể hoàn toàn ngẫu nhiên và không bắt nguồn từ bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng thừa răng cũng có thể là một trong các dấu hiệu của bệnh lý như:

2. Triệu chứng thường gặp của mọc răng thừa

Sự hiện diện của một chiếc răng thừa, đặc biệt là khi thấy ở trẻ nhỏ, có liên quan đến sự xáo trộn của vùng răng cửa hàm trên. Điều này thường dẫn đến sự chèn ép của các răng cửa trong giai đoạn trồng răng giả.

Tình trạng thừa răng có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng hay tác động nào đến sức khỏe và chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám chuyên khoa nha hoặc khi chụp X-quang sọ-hàm.

Tùy theo loại răng thừa, các dấu hiệu của bệnh có thể khác nhau. Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh mọc thừa răng là đau và sốt.

Quá trình niềng răng phải trải qua nhiều công đoạn
Thừa răng có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng hay tác động nào đến sức khỏe

3. Phân loại răng thừa

Hiện nay, bệnh này được phân thành bốn nhóm dựa trên hình dáng và vị trí, bao gồm:

  • Dạng hình nón: răng hình nón là loại răng thừa phổ biến nhất trong bộ răng vĩnh viễn, nó có thể làm xoay hoặc dịch chuyển răng bình thường nhưng không làm chậm mọc răng.
  • Dạng củ: có nhiều hơn một chỏm hoặc củ, thường mọc theo từng cặp và nằm trên cung hàm của các răng cửa giữa, có liên quan đến tình trạng chậm mọc răng cửa.
  • Dạng răng phụ: xuất hiện phổ biến nhất ở răng cửa vĩnh viễn hàm trên
  • Dạng u xơ răng: đây là một loại dị tật mô thừa, có liên quan đến khoảng cách biểu mô và trung mô đến điểm hình thành men răng và ngà răng nhưng thường rất khó nhận biết. U răng có thể gây cản trở quá trình mọc răng của các răng lân cận.

4. Nguyên nhân mọc thừa răng

Có bằng chứng về các yếu tố di truyền cùng với một số bằng chứng về các yếu tố môi trường dẫn đến tình trạng này. Những trường hợp người bệnh chỉ mọc một chiếc răng thừa duy nhất là tương đối phổ biến.

Nhiều răng thừa không bao giờ mọc, nhưng chúng có thể làm chậm quá trình mọc của các răng lân cận hoặc gây ra các vấn đề răng miệng hoặc chỉnh nha khác.

Một số giả thuyết cho rằng răng thừa xuất hiện từ sự phân đôi của mầm răng. Một số nghiên cứu được sử dụng nhiều trong các tài liệu y học cho rằng răng thừa được hình thành là kết quả của sự hoạt động thái quá của tính di truyền ngà răng.

Một số yếu tố nguy cơ:

  • Hội chứng Gardner và chứng loạn dưỡng răng trong sọ, nơi thường thấy nhiều răng thừa thường bị tác động.
  • Các tình trạng sức khỏe có liên quan khác là: Loạn sản màng cứng, hội chứng Ehlers – Danlos loại III, hội chứng Ellis – van Creveld,...
tủy răng
Nhiều răng thừa không mọc nhưng chúng có thể gây ra các vấn đề răng miệng khác

5. Hướng dẫn điều trị

5.1 Chẩn đoán mọc thừa răng như thế nào?

Phương tiện chẩn đoán bệnh mọc thừa răng chủ yếu là Chụp X-quang. Đây là một xét nghiệm hình ảnh học thường quy được chỉ định để chẩn đoán, bao gồm phim cận chóp, phim cắn, phim panorama, cephalometric và phim CT Cone Beam. Lưu ý với những trường hợp răng thừa ngầm, phim CT Cone Beam được chỉ định để có hình ảnh 3 chiều giúp chẩn đoán chính xác hơn.

5.2 Lựa chọn phương pháp điều trị với bệnh mọc thừa răng?

Điều trị tùy thuộc vào phân loại, vị trí, tác động hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận của răng thừa. Phương pháp điều trị kiểm soát và toàn diện bệnh răng mọc thừa bao gồm:

  • Chỉ định nhổ răng mọc thừa

Bác sĩ sẽ khuyến cáo cần loại bỏ hoàn toàn các răng mọc thừa khi bạn nằm trong các trường hợp sau:

  • Răng cửa mọc chậm hoặc bị dịch chuyển bởi các răng thừa.
  • Có bệnh lý răng hàm mặt liên quan.
  • Cần chỉnh hình răng ở xung quanh răng mọc thừa.
  • Răng mọc thừa làm tổn hại xương ổ răng ghép và vòm miệng của bệnh nhân.
  • Các răng chỉ định cấy ghép.
  • Răng thừa tự mọc lên từ các vị trí bất thường, có thể ở ngoài cung răng.
  • Phần răng cửa bị cản trở không mọc lên được.
  • Chỉ định theo dõi nhưng không loại bỏ răng mọc thừa

Chỉ định theo dõi

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Phương pháp điều trị tùy vào vị trí, tác động và nguy cơ ảnh hưởng tới các răng lân cận của răng thừa

Đôi khi răng thừa của bạn không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến răng-hàm xung quanh, do đó chỉ định theo dõi vẫn được khuyến cáo hơn trong các trường hợp sau:

  • Các răng lân cận mọc đúng vị trí và đạt yêu cầu về hình dạng.
  • Không có chỉ định điều trị chỉnh hình răng.
  • Không có bệnh lý răng hàm mặt liên quan.
  • Các răng xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng nếu nhổ răng thừa.

Chúng ta cần lưu ý chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên, nhưng các nghiên cứu cho rằng hiện nay không có cách nào ngăn ngừa bệnh mọc thừa răng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec