Vì sao cần theo dõi lượng nước tiểu sau mổ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Việc theo dõi nước tiểu sau mổ là điều vô cùng cần thiết vì có thể nhận định được một số biến chứng của bệnh nhân. Khi theo dõi nước tiểu sau mổ, cần chú ý đến lượng nước uống vào và thoát ra, tổng lượng dịch vào ra 24/24, tính chất, màu sắc cũng như số lượng nước tiểu.

1. Nhận định tình trạng người bệnh

Nhận định về nước tiểu là việc làm rất quan trọng để theo dõi và chăm sóc người bệnh phẫu thuật hay thủ thuật:

  • Kiểm tra mạch và huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu sau mổ hay huyết áp cao.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Phù: Quan sát da bệnh nhân, khám dấu hiệu phù sau mổ, ghi lại và so sánh từng ngày.
  • Vết mổ: Tình trạng bệnh nhân bị đau vết mổ, băng thấm dịch.
  • Dẫn lưu: Số lượng, màu sắc nước tiểu, cầu bàng quang, tính chất. Chú ý, nếu có dẫn lưu bể thận hay dẫn lưu niệu quản thì cần ghi nhận số lượng nước tiểu của từng loại dẫn lưu với dẫn lưu niệu đạo.
vi-sao-can-theo-doi-luong-nuoc-tieu-sau-mo-3
Nhận định về nước tiểu sau mổ là việc làm rất quan trọng để theo dõi và chăm sóc người bệnh

2. Một số biến chứng có thể xảy ra sau mổ

Việc theo dõi nước tiểu sau mổ là vô cùng cần thiết vì có thể nhận định được một số biến chứng của bệnh nhân. Cần theo dõi lượng nước uống vào và thoát ra, tổng lượng dịch vào ra 24/24, tính chất, màu sắc, số lượng nước tiểu. Thực hiện bù nước và điện giải theo y lệnh. Theo dõi huyết áp bệnh nhân thường xuyên. Trường hợp có thông niệu đạo thì cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cũng như hệ thống thông niệu đạo.

  • Nếu nước tiểu sau mổ có màu đỏ, cần theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn vì bệnh nhân có nguy cơ chảy máu sau mổ.
  • Nếu nước tiểu có màu đục như sữa thì nguyên nhân có thể là do tiểu protein, thấy lợn cợn có thể là do sỏi...
  • Về số lượng nước tiểu: Tiểu ít cũng có nguy cơ suy thận. Nếu sau mổ 6-8 giờ mà người bệnh bí tiểu, không có nước tiểu thì cần phải thăm khám bàng quang để đánh giá liệu có cầu bàng quang không.
  • Đau nơi vết mổ (thường ở vùng hông, lưng), đau do dẫn lưu thường làm cho người bệnh không dám thở, ảnh hưởng đến tình trạng hô hấp.
  • Bí tiểu sau mổ: Hầu hết, các phẫu thuật hay thủ thuật niệu thường có dẫn lưu niệu đạo. Nhưng người bệnh có thể được rút ống thông tiểu sau vài ngày mổ.
vi-sao-can-theo-doi-luong-nuoc-tieu-sau-mo-2
Nếu nước tiểu sau mổ có màu đục như sữa thì nguyên nhân có thể là do tiểu protein

3. Một số điều cần lưu ý khi theo dõi nước tiểu sau mổ cho bệnh nhân

Tại bệnh viện:

  • Uống nhiều nước, hạn chế các thức ăn dễ tạo sỏi nếu người bệnh mổ sỏi niệu.
  • Vận động bệnh nhân tập thở để hạn chế nguy cơ ứ đọng dịch ở phổi.
  • Hướng dẫn người bệnh vệ sinh bộ phận sinh dục, theo dõi màu sắc nước tiểu.

Khi xuất viện, người bệnh có thể phải mang dẫn lưu về nhà, vì vậy cần thực hiện các phương pháp sau để đảm bảo an toàn:

  • Tắm tránh để xà phòng thấm vào dẫn lưu.
  • Dùng sữa tắm có pH thấp, dịu nhẹ
  • Thay băng mới ngay sau khi tắm.
  • Đi lại cẩn thận để tránh bị sút ống.
  • Tái khám theo lịch hẹn để rút ống, thay ống dẫn lưu.
  • Uống nhiều nước, ăn uống bình thường.

Trên đây là những thông tin cần thiết về việc theo dõi nước tiểu sau mổ để xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay bác sĩ để được giải đáp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan