Vì sao cần uống nhiều nước và nhịn tiểu khi siêu âm bụng tổng quát?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Công Hiền - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh -
Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Siêu âm bụng tổng quát là phương pháp thăm dò được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp đơn giản, không xâm lấn, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các bất thường ở ổ bụng. Tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả của siêu âm người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống trước khi siêu âm.

1. Siêu âm ổ bụng là gì?

  • Siêu âm ổ bụng tổng quát là sử dụng sóng âm để quan sát bên trong ổ bụng nhằm phát hiện một bệnh lý nào đó trên cơ thể người. Siêu âm có thể được thực hiện để kiểm tra sức khỏe định kỳ, xác định bệnh lý thông qua các dấu hiệu bất thường.
  • Đối với siêu âm tổng quát ổ bụng là cách làm để bác sĩ có thể quan sát cấu trúc các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng và chẩn đoán được bệnh nếu có bất thường. Siêu âm ổ bụng có thể chẩn đoán được 1 số bệnh như:
  • Bệnh lý về gan mật: Xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, các loại u gan lành tính và ác tính, áp xe gan, sỏi mật, viêm túi mật, u đường mật, polyp túi mật, dị dạng đường gan mật...
  • Bệnh lý hệ sinh dục: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, viêm vòi trứng, ung thư buồng trứng, phì đại tiền liệt tuyến,...
  • Bệnh lý đường ống tiêu hóa như: Lồng ruột, các khối u tiêu hóa, viêm ruột thừa, viêm ruột non,...
  • Bệnh lý tuyến tụy: sỏi tụy, viêm tụy, bệnh lý tụy bẩm sinh, các loại u tụy,...
  • Bệnh lý hệ tiết niệu: Chấn thương thận, u tiết niệu, sỏi hệ tiết niệu, viêm bàng quang, u đường tiết niệu, dị dạng hệ tiết niệu.
  • Các bệnh lý khác: áp xe ổ bụng, lách to, các u lách, u sau phúc mạc.
ổ bụng
Siêu âm ổ bụng để kiểm tra cấu trúc cơ quan nội tạng

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến siêu âm ổ bụng

  • Những bệnh nhân bị béo phì thường tích trữ thức ăn trong dạ dày và khí ở đường ruột ảnh hưởng đến kết quả siêu âm, bỏ sót tổn thương. Vì vậy người bệnh nên hạn chế ăn những đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ và dễ gây đầy bụng.
  • Thức ăn ở trong dạ dày. Thức ăn trong dạ dày khiến siêu âm ổ bụng không thể thấy hết được hình ảnh cấu trúc toàn bộ của dạ dày. Vì vậy trước khi siêu âm ổ bụng cần nhịn ăn từ 6 - 8 giờ trước khi kiểm tra, nếu cần đánh giá bệnh lý về túi mật, đường mật.
  • Ít nước tiểu trong bàng quang. Bệnh nhân vừa đi tiểu xong hoặc uống ít nước dẫn đến hạn chế quan sát vùng tiểu khung bỏ sót một số bệnh lý vùng tiểu khung.
chuẩn bị trước khi chụp
Nhịn ăn khoảng 6-8 giờ trước khi siêu âm ổ bụng

3. Vì sao cần uống nhiều nước và nhịn tiểu khi siêu âm bụng tổng quát

  • Cần thiết có nước tiểu trong bàng quang là do nước trong bàng quang tạo môi trường truyền âm cho các tia sóng siêu âm đi qua (cung cấp môi trường tốt để dẫn âm thanh). Nhịn tiểu làm căng bàng quang và cho kết quả siêu âm chính xác khi phải đánh giá các cấu trúc trong vùng tiểu khung như trong bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung.
  • Nhiều nước tiểu trong bàng quang làm cho bàng quang căng dẫn đến thay đổi vị trí của tử cung tử cung được đẩy lên dễ dàng quan sát hơn. Bàng quang căng dễ quan sát các cơ quan trong xương chậu do không bị che lấp bởi các quai ruột.
  • Đối với siêu âm thai. Tuổi thai trước tuần 20-24 hoặc sớm hơn đặc biệt đòi hỏi bàng quang phải căng đầy do siêu âm đầu dò cần thiết có nước trong bàng quang. Điều này sẽ giúp cho sóng siêu âm đi nhanh hơn cho hình ảnh trong tử cung rõ nét. Khi siêu âm cần phải nhịn tiểu mục đích bàng quang đầy nước tiểu để mang lại hình ảnh siêu âm tốt hơn. Nước trong bàng quang có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho các tia sóng siêu âm và âm thanh đi qua nên sẽ cho hình ảnh, âm thanh siêu âm thai tốt nhất.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan